hotline

Những tác hại của cao răng có thể bạn chưa biết

Câu hỏi:

Thưa bác sỹ Paris. Em có nghe nói cao răng nếu không được lấy có thể ảnh hưởng nhiều đến răng miệng nhưng chưa rõ tác hại của cao răng cụ thể là như thế nào và lấy cao răng liệu có đau và chảy máu không ạ? Em chưa đi lấy cao răng bao giờ nên mong bác sỹ giải đáp cụ thể ạ. Cảm ơn bác sỹ. (Minh Hằng – Hà Nội).

Trả lời :

Chào bạn Minh Hằng !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc Những tác hại của cao răng của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.

Vôi răng được hình thành chủ yếu do carbonat, phosphate, các cặn mềm của thức ăn hay sự lắng đọng của huyết thanh. Sau một tuần, cao răng có thể hình thành quanh cổ răng hay dưới chân nướu nếu như không được làm sạch. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối tương quan giữa cao răng và các bệnh răng miệng hay nói cách khác cao răng chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên hàng loạt các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Những tác hại của cao răng có thể bạn chưa biết

– Bệnh viêm nướu: Vi khuẩn trong cao răng gây ra viêm nướu, phản ứng viêm sẽ làm tiêu xương ổ răng, tụt nướu, làm dài thân răng mà thực chất là chân răng ngày càng lộ ra khỏi nướu, gây chảy máu chân răng và hơi thở có mùi hôi. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt khó chịu khi ăn uống, răng dễ lung lay, tiêu xương nhanh hơn.

– Bênh nha chu: bệnh này liên quan đến các tổ chức quanh răng, gây ra do vi khuẩn quanh răng và có mức độ nghiêm trọng hơn viêm chân răng. Và cao răng chính là nơi cư trú của vi khuẩn gây ra căn bệnh này. Biểu hiện ở việc bị chảy máu, miệng hôi, ê buốt, răng lung lay dẫn tới rụng răng sớm.

– Bệnh niêm mạc miệng: Cao răng chính là nguyên nhân sâu xa gây viêm niêm mạc miệng, lở miệng (ap xe), thậm chí nặng hơn là các bệnh vùng mũi, họng và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Lấy cao răng chính là cách phòng ngừa những bệnh lý răng miệng có hại. Quy trình lấy cao răng khá đơn giản khi nha sỹ dùng một dụng cụ chuyên dụng làm các mảng bám cao răng bong ra bên ngoài. So với cách lấy cao răng truyền thống bằng khí cụ thủ công thì phương pháp mới giúp cho quá trình lấy cao răng diễn ra nhanh chóng, an toàn, không gây ê buốt, đau nhức. Chỉ có những trường hợp bị bệnh như viêm nướu hay nha chu thì khi lấy cao răng có thể gây ê nhức và chảy máu. Tuy nhiên, làm sạch cao răng chính là bước cơ bản trong quá trình điều trị các bệnh răng miệng kể trên. Do đó, định kỳ 3-6 tháng/lần, bác sỹ Paris khuyên bạn nên đến các phòng nha uy tín để nha sỹ thăm khám tình trạng răng miệng và làm sạch cao răng, hạn chế tối đa những nguy cơ răng miệng có thể xảy ra.

Tại Nha khoa Paris, quy trình lấy cao răng được thực hiện với công nghệ Cavitron BP 8.0 theo phương pháp siêu âm hiện đại, giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên răng mà không gây xâm lấn đến nướu và cấu trúc răng, do đó không gây nên cảm giác ê buốt hay chảy máu chân răng. Máy siêu âm vôi răng BP được chứng minh thành công lâm sàng trên 15 năm, với khả năng kiểm soát vô trùng tối đa giúp quá trình lấy cao răng diễn ra an toàn, không viêm nhiễm.

Nếu bạn còn băn khoăn về lấy cao răng có tốt không cũng như cần có sự tư vấn thêm về lấy cao răng, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris theo địa chỉ số 39 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc số điện thoại 0943 776699 để được tư vấn cụ thể nhất.

Bác sỹ tư vấn 24/7: 0943 776699

Nhakhoahoanmy.net

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x