hotline

Bệnh sâu răng ở trẻ em – nguyên nhân và cách chữa

Theo nghiên cứu của Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương cho biết, có đến 85% trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng và trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ có nguy cơ bị nhiều hơn khi lớn lên. Vậy nguyên nhân bệnh sâu răng ở trẻ em là gì, cách chữa như thế nào mới đạt được kết quả nhất để phòng tránh bệnh sâu răng.

Nguyên nhân bệnh sâu răng ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng ở trẻ em là: là vi khuẩn, đường (trong thức ăn) và thời gian. Vi khuẩn luôn tồn tại trong miệng. Còn đường thường tồn tại từ 20 phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tuỳ thuộc vào hình thức chế biến trong thức ăn. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng.

Bệnh sâu răng ở trẻ em - nguyên nhân và cách chữa1

Vệ sinh răng miệng không tốt là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh saao răng ở trẻ em

Vi khuẩn sử dụng đường trong thức ăn và đồ uống để tạo và phát triển các mảng bám răng. Đồng thời chúng tiêu hoá đường để tạo a-xit, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng, làm thành lỗ sâu. Các đối tượng có nguy cơ bị bị sâu răng sớm bao gồm trẻ thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, có cha mẹ hoặc các anh chị em ruột bị sâu răng, trẻ có dị dạng ở răng…

Biểu hiện của bệnh răng sâu

– Bình thường bệnh sâu răng có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng.

– Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm (hoặc có khi 2 năm) đầu thì bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Có thể chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Do đó mọi người thường không nhận thấy. Khi lỗ sâu còn nông thì không đau.

– Chỉ đến khi lỗ sâu lớn, ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau với cường độ nhẹ. Răng bị sâu sẽ ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị đau tủy răng từng cơn.

– Nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng hơn. Viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng lan các vùng khác của mặt.

Cách chữa trị bệnh sâu răng ở trẻ em

Khi các bậc phụ huynh thấy trẻ có dấu hiệu sâu răng, cần được đưa đến bác sĩ răng hàm mặt. Với trẻ dưới 3 tuổi thường ít hợp tác trong quá trình điều trị răng, có thể phải gây tê, gây mê trong lúc trám răng. Sau 4 tuổi, trẻ sẽ có khả năng hợp tác hơn.

Bệnh sâu răng ở trẻ em - nguyên nhân và cách chữa2

Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm nha khoa sớm để có biện pháp điều trị bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ

Thông thường, cách điều trị sâu răng phổ biến nhất là trám răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và trám kín. Trong một số trường hợp răng sâu nặng, không thể trám được thì phải nhổ.

Vì vậy, để dự phòng các bệnh răng miệng và các biến chứng, cần tăng cường công tác phòng bệnh và điều trị sớm, có thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Đối với trẻ, người lớn cần hướng dẫn các em cách chải răng miệng đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt, hướng dẫn ăn theo bữa. Thực hiện đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Nếu còn thắc mắc thêm về bệnh sâu răng ở trẻ em, bạn có thể liên lạc đến số 0967669966 hoặc qua địa chỉ 39 Quang Trung – Hoàn Kiếm – Hà Nội, để gặp bác sĩ Paris, mọi giải đáp sẽ được trả lời sớm nhất!

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x