hotline

Bác sĩ tư vấn “Khi nào cần lấy tủy răng”?

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể tư vấn giúp em khi nào cần lấy tủy răng được không ạ? Răng em bị sâu nặng, rất đau nhức, bạn em nói phải lấy tủy để răng hết đau. Nhưng những răng lấy tủy sẽ không còn được khỏe và rắn chắc như những răng còn tủy. Vậy phải làm sao thưa bác sĩ. Mong nhận được câu trả lời sớm của bác sĩ! (Huy Toàn – Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn Huy Toàn, cám ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với nha khoa Paris, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc “khi nào cần lấy tủy” của bạn như sau:

1. Khi nào cần lấy tủy răng?

Điều trị tủy là lấy bỏ phần tủy răng, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại,bị bệnh hay chết, khoảng trống còn lại được làm sạch, tạo dạng và trám bít lại. Thủ thuật này nhằm bít kín ống tủy. Việc điều trị tủy giúp cứu giữ được nhiều răng mà lẽ ra trước đây phải nhổ bỏ. Vậy khi nào nên cần lấy tủy răng?

Bác sĩ tư vấn "Khi nào cần lấy tủy răng"?1Khi nào cần lấy tủy răng nên được đến bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp

Theo các bác sĩ nha khoa, những trường hợp cần lấy tủy răng như sau:

– Đau nhói khi ăn nhai, hoặc ăn uống thức ăn nước uống lạnh.

– Răng bị nứt, gãy.

– Răng bị sâu ăn vào tới sát chân răng.

– Chân thương răng do tai nạn, đánh ngã…

– Có mủ trắng ở lợi phía dưới chân răng( nổi lên một thời gian rồi xẹp xuống) gây mất thẩm mỹ hoặc gây hôi miệng.

– Răng đau nhức liên tục, tuy đã uống thuốc giảm đau nhưng không bớt.

Một khi tủy đã bị nhiễm trùng hay đã chết, nếu không được điều trị, có thể hình thành mủ ở chóp chân răng trong xương hàm, tạo thành áp xe. Áp-xe có thể phá hủy cấu trúc xương quanh răng và gây đau nhức. Với trường hợp của bạn, khi nào cần lấy tủy răng cần phải có sự thăm khám và tư vấn bệnh lý răng trực tiếp của các bác sĩ nha khoa.

2. Quy trình điều trị tủy như thế nào?

Quá trình điều trị tủy gồm nhiều giai đoạn, đòi hỏi bạn phải đến phòng nha với nhiều lần hẹn, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng và vị trí răng bạn muốn điều trị. Các bước gồm có:

– Trước hết bác sĩ sẽ mở tủy từ mặt sau của các răng trước, hay mặt nhai của các răng cối nhỏ và răng cối lớn.

–  Sau khi lấy hết tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy được làm sạch, làm rộng để chuẩn bị trám bít.

– Nếu nhiều hơn 1 lần hẹn, bác sĩ sẽ đặt miếng trám tạm để bảo vệ răng giữa các lần hẹn.

–  Miếng trám tạm được tháo bỏ và ống tủy được trám bít vĩnh viễn. Một vật liệu được gọi là gutta-percha được chèn vào trong từng ống tủy.

– Bước cuối cùng, sẽ bọc một mão răng lên trên thân răng đã được điều trị tủy để phục hồi lại hình dáng tự nhiên của răng. Nếu phần răng đã vỡ quá lớn thì có thể phải đặt chốt để gia cố trước khi bọc mão.

Các răng được chữa tủy và phục hồi có thể theo bạn suốt đời nếu bạn chăm sóc đúng cách. Vì sâu răng vẫn có thể xảy ra trên những răng đã được điều trị tủy, nên vệ sinh răng miệng đúng cách và khám răng định kỳ là rất cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra.

Nếu có thắc mắc nào về vấn đề “khi nào cần lấy tủy răng” hoặc cần thêm thông tin về dịch vụ lấy tủy răng tại nha khoa Paris, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới nha khoa theo số điện thoại 0967669966, các bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn!

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x