Bệnh viêm lợi, sưng lợi là tình trạng nhiễm trùng ở phần các mô của lợi, làm cho tình trạng hình thành ổ mủ. Quá trình hình thành chính là do yếu tố vi khuẩn, virus bên ngoài xâm nhập vào cộng thêm vi khuẩn trú ngụ trong miệng phát triển gây viêm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đau lợi chính là do việc vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến các mảng bám chứa vi khuẩn tồn tại nhiều trên răng.
Một số bệnh khác cũng có thể gây nên bệnh đau lợi như bệnh tiểu đường, bệnh tự miễn dịch….làm cho sức đề khách của cơ thể với tác nhân bên ngoài giảm sút, cơ thể dễ bị tấn công gây bệnh.
Lợi bị sưng nhức chủ yếu do vi khuẩn gây nên
Viêm lợi ban đầu không có biểu hiện rõ nét nên người bệnh khá chủ quan, cho đến khi nướu bị sưng thì tình trạng bệnh lý đã khá nghiêm trọng. Một số biểu hiện cụ thể của viêm lợi chính lợi sưng tấy, đau nhức, hôi miệng cảm nhận rõ nét hơn, chảy máu chân răng, thậm chí xuất hiện túi mủ ở chân răng. Khi lợi bị viêm mà không được điều trị thì dần dần lợi sẽ bị tụt và chân răng dường như dài hơn ra nhưng thực chất là do tụt lợi.
Nghiêm trọng hơn có thể phá hủy các mô răng xung quanh, gây áp xe xương ổ răng và gây viêm nhiễm cho cả các răng kế bên, nguy cơ rụng răng là rất cao.
+ Sử dụng trà xanh súc miệng
Trà xanh không chỉ được biết đến với công dụng tốt cho sức khỏe, chống lão hóa…mà còn có tác dụng giảm viêm nhiễm và chữa đau lợi hiệu quả. Thực hiện súc miệng nhiều lần trong ngày với nước trà xanh bạn sẽ thấy tình trạng viêm nhiễm giảm tối đa.
+ Dùng nước muối súc miệng hàng ngày
Súc miệng nước muối hàng ngày là cách chữa đau lợi hiệu quả và đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Có thể súc miệng với nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý ngày 2-3 lần. Muối sẽ có tác dụng tiêu viêm và giảm sưng khá tốt.
Tụt lợi, lộ chân răng do viêm nhiễm gây nên
+ Lấy cao răng kết hợp điều trị bằng thuốc
Lấy cao răng là cách chữa đau lợi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Viêm lợi có nguyên do chủ yếu xuất phát từ các vi khuẩn phát sinh trên cao răng nên khi các mảng bám này được làm sạch thì tình trạng lợi cũng sẽ được cải thiện, hiện tượng sưng nhức sẽ giảm dần. Nướu sẽ ôm sát răng, chấm dứt tình trạng tụt nướu và hơi thở cũng thơm mát hơn.
Hiện nay, lấy cao răng được tiến hành với công nghệ sử dụng mũi siêu âm Cavitron BP 8.0 đảm bảo làm sạch hoàn toàn các mảng bám trên răng một cách nhanh chóng mà không làm tổn hại đến men răng hay nướu. Nếu bạn gặp phải tình trạng viêm lợi thì quá trình lấy cao răng có thể gây ê nhức và chảy máu một chút nhưng điều này không đáng lo ngại. Quan trọng là bạn có thể điều trị bệnh viêm lợi hiệu quả.
Với trường hợp đau lợi và tình trạng viêm nhiễm nặng thì nha sỹ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như để kết hợp điều trị sau khi lấy cao răng như thuốc giảm đau răng, thuốc kháng sinh trị viêm nhiễm và giảm sưng nhức…Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nếu chữa có sự chỉ định cụ thể của nha sỹ.
+ Bổ sung vitamin C, D
Vitamin C khá hữu ích cho việc điều trị viêm nướu khi nó có thể sửa chữa các mô liên kết và tái tạo xương răng. Những người có nồng độ vitamin C, D cao sẽ ít mắc các bệnh liên quan đến nướu hơn những người có nồng độ vitamin C, D thấp. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ các loại rau quả như cam, chanh, bưởi…và vitamin D có nhiều trong các loại nấm, sữa, lòng đỏ trứng gà, dầu cá hoặc các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Lấy cao răng là cách chữa đau lợi hiệu quả nhất
+ Vệ sinh răng miệng
Chăm sóc răng miệng tốt chính là cách phòng ngừa cũng như điều trị các bệnh răng miệng tốt nhất. Khi các mảng bám chứa vi khuẩn được loại bỏ thì nguy cơ mắc bệnh viêm nướu cũng được loại trừ. Bác sỹ nha khoa khuyên bạn nên thực hiện làm sạch răng miệng bằng cách chải răng hàng ngày 2-3 lần với bàn chải lông mềm. Lưu ý chải răng với lực vừa phải để hạn chế các tác động lên nướu và men răng. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa bám dắt trong kẽ răng.
Xem thêm: chữa viêm lợi
Thời gian từ 4-6 tháng sẽ thích hợp cho bạn đi thăm khám răng miệng cũng như làm sạch cao răng tồn tại trên răng, giúp hạn chế các bệnh răng miệng cũng như giúp hơi thở thơm mát nhất.
nguồn: https://chuadaurang.vn/cam-nang-tong-hop-cac-cach-chua-dau-loi-hieu-qua.html
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ