Ảnh hưởng của cao răng khi mang thai
Cao răng thực chất là chất lắng cặn cứng của muối vô cơ (canxi carbonat và phosphate) cùng với cặn mềm là các mảnh vụ thức ăn, các chất khoáng trong khoang miệng, vi khuẩn… cùng với sự lắng đọng của huyết thanh trong máu. Cao răng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nướu, viêm nha chu, viêm chóp răng… Cao răng làm tăng nguy cơ sinh non và sinh con thiếu cân khi vi khuẩn đường miệng đi vào máu, gây ra nhiễm trùng và làm gia tăng lượng hormone prostaglandin, chất lỏng tự nhiên có trong cơ thể phụ nữ mang thai. Vào cuối thai kỳ, hàm lượng prostaglandin có thể kích thích cơn chuyển dạ, dẫn đến sinh non.
Ngoài ra, những bà mẹ bị sâu răng sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, dễ mắc các bệnh lý răng miệng.
Thời điểm lấy cao răng thích hợp
Lấy cao răng khi mang thai cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa
Như vậy, cao răng không chỉ gây ra bệnh lý răng miệng cho mẹ mà còn gây hại tới thai nhi. Do đó, việc lấy cao răng khi mang thailại càng cần thiết. Tuy nhiên cần chú ý thời gian nào trong thai kỳ lấy cao răng để đảm bảo an toàn.
3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn khá nhạy cảm, các cơ quan trong cơ thể thai nhi đang có sự phát triển mạnh mẽ. Do đó trong giai đoạn này cần tránh các thủ thuật răng miệng, kể cả lấy cao răng để tránh tác động tới thai nhi.
3 tháng cuối thai nhi lớn, cơ thể mẹ trở nên nặng nề, bị chèn ép và khó chịu, việc đi lại, ngồi, nằm lấy cao răng sẽ rất vất vả. Nên đây cũng không phải là thời điểm thích hợp để lấy cao răng.
Tốt nhất nên thực hiện lấy cao răng vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Giai đoạn này thai nhi đã ổn định, mẹ bầu hoàn toàn có thể lấy cao răng nếu đáp ứng được các yếu tố sức khỏe.
Những điều cần lưu ý khi lấy cao răng cho bà bầu
– Khi muốn lấy cao răng, bà bầu nên hỏi rõ bác sỹ, xin tư vấn,, và phải thông báo tình trạng mang thai của mình để nhân viên y tế và nha sỹ lưu ý
– Tránh chụp phim răng, tránh biện pháp lấy cao răng gây chảy máu chân răng và viêm nhiễm không đảm bảo, chỉ cùng các loại thuốc mà bà bầu được sử dụng.
Lấy cao răng thực chất là một thủ thuật không quá phức tạp, không phải tiểu phẫu như nhổ răng nên không dùng tới thuốc gây tê, giảm đau, do đó bạn không cần lo lắng. Lấy cao răng bằng sóng siêu âm hoàn toàn không đau, không gây chảy máu và không có hại gì cho thai nhi.
Công nghệ lấy cao răng
– Máy lấy cao răng siêu âm Cavitron BP 8.0 đảm bảo sạch mảng bám và không xâm lấn tới nướu. Công nghệ lấy cao răng siêu âm sử dụng mũi siêu âm, chỉ tác động làm bong các mảng bám cao răng mà không tác động tới răng thật cũng như nướu, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, không gây ê buốt hay chảy máu chân răng.
– Máy siêu âm vôi răng được chứng minh thành công lâm sàng trên 15 năm, với khả năng kiểm soát vô trùng tối đa giúp quá trình lấy cao răng diễn ra an toàn, không viêm nhiễm.
Lấy cao răng siêu âm an toàn cho cả phụ nữ mang thai
Để ngăn ngừa cao răng hoặc sự tái bám của cao răng và phòng tránh bệnh răng miệng khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý chế độ ăn uống cũng như chăm sóc răng miệng.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng một góc 45 độ
– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn bám trên kẽ răng
– Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, nước có ga,…
Hi vọng bài viết đã phần nào giải đáp cho bạn về câu hỏi có nên lấy cao răng khi mang thai hay không cũng như cách chăm sóc răng miệng khi mang thai.
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ