Bệnh sâu răng được bắt nguồn từ các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng được hình thành qua các mảng bám trên răng. Theo thời gian, các mảng bám lâu ngày không được làm sạch, sẽ tích tụ tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập vào các tổ chức quanh răng. Dần dần sẽ hình thành lỗ sâu trên răng, lâu ngày có thể biến chứng sang viêm tủy, áp xe răng.
Nhức răng uống thuốc gì là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người
Vậy nhức răng nên uống thuốc gì, tùy thuộc nguyên nhân gây đau răng mà thầy thuốc lựa chọn thuốc và phương pháp chữa phù hợp.
– Thông thường nha sĩ cho bệnh nhân 2 loại thuốc để điều trị ngoại trú: thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin và thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin… phối hợp với metronidazol (rhodogyl phối hợp: metronidazol và spiramicin).
– Phối hợp các kháng sinh họ beta lactam với metronidazol đem lại hiệu quả cao để diệt cả vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kỵ khí (người bệnh không được uống bia, rượu trong thời kỳ dùng thuốc có metronidazol tới 72 giờ).
– Nhiều người lại quên các vitamin: C, A, D3, B2 là thứ rất cần cho người bệnh đau răng.
– Các loại thuốc Nam dễ kiếm để chữa bệnh răng miệng có nhiều thứ, hiệu quả nhất: gừng tươi, nghệ tươi, kha tử… Đặc biệt, gel tươi lô hội là thuốc rất tốt cho phòng bệnh và điều trị các bệnh răng miệng (có tác dụng: giảm đau, kháng sinh, diệt khuẩn, hồi phục tổ chức thương tổn, bồi bổ cơ thể…).
Ngoài việc nhức răng nên uống thuốc gì, bạn cũng nên chú ý cách phòng ngừa để giúp bệnh sâu răng được phát hiện sớm, có phương pháp điều trị kịp thời sẽ giảm cả về thời gian và chi phí chữa bệnh.
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên sau mỗi khi ăn, cần thực hiện từ khi bắt đầu mọc răng sữa (6 tháng tuổi).
– Trẻ còn bú và bé chưa biết chải răng thì mẹ phải nhớ dùng gạc mềm sạch lau lợi, răng cho bé sau mỗi khi ăn, uống nước ngọt. Không cho trẻ bú đêm từ 8 tháng tuổi để tránh hỏng răng sữa.
– Cần tập cho trẻ từ 3 tuổi có thói quen chải răng, súc miệng làm sạch răng miệng sau khi ăn. Nên dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có fluor (F). Sau cùng súc miệng bằng nước chè xanh (trong nước chè xanh có nhiều fluor).
– Người già không còn răng thì phải vệ sinh lợi và răng giả (nếu có) sau mỗi khi ăn (hiện nay vẫn còn nhiều người quen thói cũ là chỉ đánh răng sau khi ngủ dậy buổi sáng, mà không biết việc vệ sinh răng miệng sau mỗi khi ăn).
Nên chăm sóc răng miệng tốt để phòng ngừa bệnh sâu răng
– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho xương, răng: từ khi bắt đầu có mầm răng trong bụng mẹ đến khi già không còn răng (để con có bộ răng tốt đẹp, quan trọng nhất là từ lúc mẹ mang thai đến khi bé 13 tuổi). Khi mang thai, người mẹ cần ăn uống đủ chất (đạm, canxi, phốt pho, vitamin A, D3…), từ tháng thứ 3 trở đi của thai kỳ không được uống thuốc có tetracylin, doxycyclin (sẽ làm răng bé xỉn màu), từ tháng thứ tư trở đi phải đảm bảo lượng canxi 1.200mg, vitamin A 2.500 – 3.000UI, vitamin D3: 300 – 400UI/ ngày trong khẩu phần của mẹ.
– Chống sâu răng: bộ răng sữa của trẻ 20 chiếc (8 răng cửa + 4 răng nanh+ 8 răng cối sữa) mọc từ 6 – 30 tháng tuổi. 6 tuổi – 12 tuổi được thay thế bằng 28 răng vĩnh viễn (8 răng cửa + 4 răng nanh + 8 răng tiền cối + 8 răng cối). Cần trám bịt hố rãnh trên mặt nhai răng cối từ khi mới mọc (kể cả răng cối sữa lúc 1 – 2 tuổi) để chống sâu răng. Định kỳ 6 tháng 1 lần kiểm tra răng, lấy cao răng và trám bịt lại hố rãnh trên mặt nhai răng cối (nhất là răng cuối hàm là răng hàm mọc đầu tiên và dễ sâu nhất).
– Tập luyện hàng ngày: buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng khi vừa thức dậy cần tập thể dục răng miệng bằng cách: gõ răng 100 cái (hai hàm răng gõ vào nhau như kiểu rét run cầm cập), sau đó đảo lưỡi 20 lần bên phải và 20 lần bên trái, cuối cùng súc miệng để tạo nước bọt rồi nuốt hết nước bọt (gọi là nuốt ngọc dịch) 20 lần.
Tác dụng:
+ Làm cho răng bền chắc; kích thích tuyến nước bọt hoạt động tốt, cung cấp đủ nước bọt là chất sát khuẩn ở miệng, hạn chế đến mức thấp nhất các vi khuẩn gây bệnh răng miệng và xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa.
+ Nước bọt còn làm sạch các thức ăn bám trong miệng; các protein, bicarbonat của nước bọt sẽ hòa tan, trung hòa, acid hóa mảng bám vi khuẩn giảm tác hại đến răng; các chất canxi, phosphat, fluor trong nước bọt sẽ tăng sự tái tạo và khoáng hóa men răng.
+ Nước bọt còn cung cấp nhiều loại men cho quá trình tiêu hóa thức ăn (nên dạy cho trẻ từ 10 tuổi tập và thường xuyên nhắc nhở động viên các cháu để thành thói quen tốt, đến già hàm răng vẫn tốt đẹp không phải đeo răng giả, không bị khô miệng).
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ