Sâu răng chủ yếu do vi khuẩn Streptococcus Mutans xuất hiện trong môi trường miệng gây nên. Vi khuẩn thường bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành axit. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên các lỗ sâu răng.
Xem thêm: cách chữa sâu răng
Quá trình vi khuẩn gây sâu răng
Ban đầu sâu răng không có biểu hiện rõ nét mà diễn tiến âm thầm nên bệnh nhân không nhận biết được. Khi lỗ sâu ở răng xuất hiện tức là tình trạng mất ngà đã xảy ra và bệnh lý sâu răng đã phát triển nghiêm trọng hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn, nếu như vết sâu lan tới tủy có thể gây viêm tủy, tạo nên những cơn đau buốt nhói lên tận óc.
Một số bài thuốc dân gian sẽ giúp bạn giảm đau răng sâu tạm thời khi chưa có điều kiện thăm khám nha sỹ. Bạn có thể sử dụng một cục đá nhỏ cọ xát vào khu vực xương hàm chữ V bên ngoài má từ 5 – 7 phút. Nước đá lạnh đóng vai trò như một chất gây tê tự nhiên giúp giảm cảm giác đau một cách nhanh chóng. Đây là cách giảm đau, chữa sâu răng nhanh chóng.
Nếu chân răng bị nhức, bạn cũng có thể ngậm và súc miệng bằng nước muối ấm để sát trùng, giảm đau do sâu răng. Các thành phần sát trùng tự nhiên trong muối sẽ giúp giảm nhiễm trùng , giảm đau, viêm nhiễm từ các khu vực răng bị ảnh hưởng.
Gừng và tỏi có tác dụng giảm đau răng sâu hiệu quả
Gừng, tỏi có khả năng sát khuẩn rất cao. Trong tỏi có chữa nhiều chất kháng sinh allicin giúp cơ thể chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ban có thể giã nhỏ tỏi và gừng và sử dụng bông gạc để thấm nước tỏi vào những chỗ răng bị đau sau đó cắn chặt bông để nước ép tỏi thấm đều ra chỗ răng đau. Thực hiện nhiều lần trong ngày, tình trạng đau nhức sẽ dịu bớt dần.
Các phương pháp dân gian chỉ có tác dụng giảm đau nhức răng tạm thời mà không thể điều trị tận gốc vấn đề. Bản chất của sâu răng do vi khuẩn gây nên, hòa tan các mô răng do đó nạo sạch vết sâu là cách điều trị răng sâu triệt để. Bằng thiết bị chuyên dụng, bác sỹ sẽ nạo vét phần bị sâu trên răng để ngăn chặn sự phát triển của vết sâu răng, không để tồn lại mầm bệnh sau khi điều trị. Chữa răng sâu bằng việc nạo bỏ phần mô răng hư hại sẽ tránh làm bệnh lan sang các răng khác cũng như làm giảm tình trạng đau nhức hiệu quả.
Xem thêm: viêm chân răng
Trong trường hợp tủy đã bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh lan xuống ống tủy thì việc điều trị nội nha cần được tiến hành để bảo tồn răng thật tối đa. Dụng cụ chuyên dụng sẽ mở ống tủy và làm sạch phần tủy bị tổn thương.
Chất liệu hàn trám sẽ được bít đầy vào chỗ rỗng sau khi nạo phần bị sâu hay tủy bị viêm nhiễm, hàn chắc để không có chỗ trống cho thức ăn và vi khuẩn “lưu trú” gây sâu răng trở lại.
Đau răng sâu phải làm sao để điều trị triệt để?
Với trường hợp răng sâu nặng, mất nhiều mô răng thì việc hàn trám thông thường không mang lại hiệu quả cao. Khi đó răng bị sâu sau khi điều trị vẫn có thể bảo tồn được phần còn lại để thực hiện chức năng ăn nhai bằng các phương pháp làm chụp sứ bảo vệ hoặc hàn trám theo kỹ thuật inlay/onlay.
Đây được coi là phương pháp giải quyết triệt để nguyên nhân gây sâu răng và làm giảm tình trạng đau nhức hiệu quả nhất. Trong một số trường hợp bác sỹ có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân để điều trị tình trạng đau nhức răng.
Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám cụ thể tình trạng đau răng sâu. Nha sỹ sẽ có phương pháp điều trị cụ thể nhất. Mọi băn khoăn về đau răng sâu phải làm sao, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Hoàn Mỹ theo số điện thoại dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.
nguồn: http://chuadaurang.vn/dau-rang-sau-phai-lam-sao-de-dieu-tri-triet-de.html
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ