Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc trị hôi miệng gia truyền như Thanh Tuấn, An tâm đường, Komil, Tì bách thảo, Hương vị tố…
Đặc điểm chung của các bài thuốc trị hôi miệng gia truyền là đều được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên như Phục linh, đinh hương, hoắc hương, Cam Thảo, Mật Ong… Những vị thuốc này khá lành tính và cũng có thể khắc phục một phần nào đó tình trạng hôi miệng.
Tuy nhiên, mùi hôi miệng không biến mất hoàn toàn mà sẽ quay trở lại chỉ một thời gian ngắn sau khi bạn dùng thuốc. Việc điều trị hôi miệng bằng thuốc gia truyền sẽ phải thực hiện trong một thời gian dài, thậm chí mãi mãi.
Thuốc trị hôi miệng gia truyền có thực sự đem lại hiệu quả?
Không ít trường hợp “tiền mất, tật mang” khi không mua được thuốc tốt, thuốc thật mà dùng phải thuốc giả. Việc dùng thuốc giả có thể khiến chứng hôi miệng thêm trầm trọng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân.
Ngoài ra, thuốc hôi miệng chỉ có thể hỗ trợ điều trị được hôi miệng khi bệnh xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài. Với những nguyên nhân bên trong như bệnh dạ dày, kí sinh trùng, viêm xoang, cao răng… thuốc sẽ không đem lại bất cứ tác dụng nào.
Trước tình trạng thuốc trị hôi miệng gia truyền giả tràn lan, hiệu quả đem lại không thực sự triệt để, bạn cần phải tìm ra biện pháp điều trị triệt để hơn.
Để có cách trị hôi miệng tận gốc, cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
+ Do vệ sinh răng miệng + thói quen ăn uống
Việc điều trị nguyên nhân này khá dễ dàng, bạn chỉ cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần/ngày và đảm bảo làm sạch răng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa hoặc xúc miệng nước muối. Nên bỏ hoặc hạn chế tối đa những đồ ăn gây mùi như hành, tỏi sống, thuốc lá, rượu, bia, đồ nhiều dầu mỡ…
Việc điều trị hôi miệng do nguyên nhân vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống khá đơn giản
Trong trường hợp này, bạn cũng có thể kết hợp dùng thêm thuốc chữa hôi miệng gia truyền, tuy nhiên cần tìm hiểu kĩ để tránh mua phải hàng giả.
+ Do các bệnh cơ thể hoặc bệnh răng miệng
Hôi miệng xuất phát từ nguyên nhân này thường đi kèm với những triệu chứng khác như sưng lợi, chảy máu chân răng (trường hợp bị viêm nha chu); xuất hiện lỗ sâu kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu (trường hợp bị sâu răng); đau vùng thượng vị, ợ chua (trường hợp bị đau dạ dày)…
Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra cụ thể để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Trong những trường hợp bệnh lý, chỉ cần điều trị bệnh triệt để, mùi hôi miệng sẽ tự động biến mất.
Bác sĩ cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân và đưa ra cách điều trị hợp lý
+ Do cao răng
Theo đánh giá, chiếm đến 70% số người hôi miệng do cao răng. Việc duy nhất bạn cần làm là đến gặp nha sĩ để thực hiện lấy sạch cao răng ra khỏi khoang miệng. Mùi hôi miệng cũng sẽ theo những mảng bám đó và được “tống khứ” ra ngoài.
Lấy cao răng là một kĩ thuật đơn giản trong nha khoa, nhưng nếu quy trình thực hiện không đảm bảo, bạn cũng có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn như chảy máu kéo dài, mô mềm bị tổn thương, thậm chí làm cho mùi hôi miệng thêm trầm trọng.
Hiểu được những lo lắng đó, công nghệ lấy cao răng Cavitron BP 8.0 ra đời đã giúp cho việc lấy cao răng an toàn và nhanh chóng hơn. Mũi lấy cao răng siêu âm chuyển động theo hình elip, giúp đánh bật những mảng bám cao răng cả trên thân răng và dưới nướu triệt để nhất, tuyệt đối không cần thực hiện tách nướu, khắc phục được hoàn toàn những khuyết điểm của kĩ thuật lấy cao răng thông thường.
Thực hiện lấy cao răng định kì 3 – 6 tháng/lần để ngăn mùi hôi miệng quay trở lại
Bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên thực hiện lấy cao răng định kì 3 – 6 tháng/lần để ngăn mùi hôi miệng quay trở lại, đồng thời bảo vệ răng miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
Những thông tin bên trên hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về công dụng của thuốc trị hôi miệng gia truyền, đồng thời có hướng khắc phục bệnh hôi miệng hiệu quả nhất.
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ