Răng sữa là đối tượng dễ bị sâu răng tấn công hơn cả. Bởi lẽ việc vệ sinh răng miệng của các con còn chểnh mảng, phụ huynh không đôn đốc các em cũng không chịu thực hiện từ việc đơn giản là đánh răng.
Thêm vào đó, ngà răng sữa rất mỏng sức đề kháng trước sự xâm lấn của vi khuẩn yếu hơn so với răng vĩnh viễn, gây nên tình trạng răng sữa bị sâu.
Có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ và sức khỏe của trẻ
➤ Ảnh hưởng của sâu răng sữa đến con trẻ:
➜ Về sức khỏe:
– Rụng răng sữa sớm, trẻ sẽ kém phát triển khả năng nhai, trẻ dễ mắc các bệnh lý về bao tử.
– Nguy hiểm hơn, những chiếc răng sâu chính là các ổ nhiễm khuẩn là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh hô hấp, khớp, tim mạch hay viêm xoang.
➜ Thẩm mỹ và diện mạo sau này:
– Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch: hô, hóm, khấp khểnh,…
➜ Phát triển cá nhân:
– Răng sữa sâu, khiến các răng vĩnh viễn mọc lên không thuận lợi điều này sẽ làm biến đổi giọng nói, trẻ bị ngọng, lúng túng trong giao tiếp.
– Đau nhức do răng sữa bị sâu khiến trẻ kém tập trung, kết quả học tập giảm sút.
Ở trẻ em, nếu có răng sữa bị sâu vẫn nên hàn sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nếu răng sâu không chữa sẽ tiếp tục sâu nặng hơn gây viêm tủy, chết tủy, cần phải chữa tủy, nặng hơn có thể phải nhổ răng đi.
(CAT)
➤ Cách chữa răng sâu tại phòng khám nha khoa
✪ Hàn trám chữa sâu:
Một phương pháp phổ biến để trám răng cho trẻ là dùng chất trám bít với nhựa composite hàn lên các hố rãnh trên mặt nhai răng hàm vĩnh viễn để ngăn ngừa sâu răng hình thành và phát triển sớm.
Hàn trám sâu răng sữa là biện pháp an toàn không tác động lên mô răng thật và phần mô mềm của trẻ
Nhựa composite là một vật liệu có màu sắc tự nhiên như răng thật được phủ lên răng, lấp đầy và bịt kín những khe, trũng có trên các mặt răng, để bảo vệ các mặt răng không bị đọng thức ăn và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn có thể gây sâu răng.
Composite cũng được chứng minh an toàn đối với sức khỏe và hoàn toàn không gây nên biến chứng nào đối với cơ thể.
Phương pháp hàn trám theo công nghệ Laser Tech tại Nha khoa Paris có thể áp dụng cả đối với những bé 6 tuổi. Đây là công nghệ hàn trám răng mới nhất của Pháp, được chuyển giao ứng dụng rất thành công tại nha khoa Paris, giúp cho bề mặt trám và chất liệu trám có tính tương thích và kết dính cao.
Ngoài ra, với sự thực hiện của các bác sĩ Paris giàu kinh nghiệm, thao tác nhẹ nhàng, chính xác thì hàn trám răng sâu hoàn toàn không gây đau nhức cho bé.
✪ Nhổ răng sâu nặng
Rõ ràng, răng sữa bị sâu vẫn cần thiết phải hàn trám như răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, khi khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào tuổi các cháu, các kết quả khám để quyết định xem có cần hàn, điều trị hay có thể nhổ luôn. Có những răng sữa bị sâu, thậm chí viêm, chết tủy nhưng răng đó đã đến thời điểm thay răng thì không cần hàn nữa mà có thể chờ để nhổ luôn.
➤ Chữa đau nhức răng sữa bị sâu tại nhà:
Pha bột nghệ với nước ấm cho trẻ súc miệng hằng ngày cải thiện đau nhức do sâu răng sữa
Không phải phụ huynh nào cũng có thời gian và điều kiện để tới trung tâm nha khoa, do đó bác sỹ của Nha Khoa Paris xin chia sẻ cho bạn một số cách làm giảm đau hiệu quả từ tự nhiên, như là:
Nhìn chung, có rất nhiều phương pháp để chữa răng sữa bị sâu tại nhà hiệu quả, tuy nhiên rất khó có thể thuyết phục được trẻ hợp tác. Đặc biệt với các biện pháp đòi hỏi sự duy trì đều đặn. Vì vậy, cần đưa trẻ tới các đơn vị nha khoa để được hỗ trợ điều trị răng sâu hiệu quả và nhanh chóng nhất.
– Sau khi răng sữa đã được sử lý các bố mẹ cũng cần để tâm đến chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng của trẻ. Có như vậy mới giảm thiểu nguy cơ đến từ răng sữa bị sâu:
Chăm sóc răng sữa bị sâu thế nào thực sự rất quan trọng
✥ Hạn chế các thực phẩm giàu đường như bánh kẹo, nước ngọt
✥ Tránh xa các đồ ăn quá dai hoặc cứng có thể làm răng sâu nặng hơn hay vỡ mẻ nghiêm trọng.
✥ Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, các sản phẩm từ sữa…
✥ Tạo lập cho trẻ thói quen đánh răng bằng bàn chải lông mềm 2 ngày/ lần, dùng chỉ nha khoa thay thế cho tăm.
✥ Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và phòng ngừa bệnh lý răng miệng.
Nguồn: https://tramrangthammy.net/rang-sua-bi-sau-co-nen-han-hay-khong.html
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ