Implant nha khoa hay là tên gọi của một “trụ chân răng giả” có thể kết hợp với một số hợp kim lành tính khác tạo thành
Khi sử dụng trụ chân răng Implant nha khoa, chiếc trụ răng này sẽ được cấy vào trong xương hàm, tại khoảng trống xương ổ bị mất chân răng thật để thay thế.
– So với chân răng thật:
Nhiệm vụ của Implant cũng tương tự như chân răng thật. Tuy nhiên, khi áp dụng vào phục hình chức năng, tuy 1 trụ Implant thay thế cho 1 chân răng nhưng lại có thể hoặc nâng đỡ một thân răng (tương tự chân răng thật) hoặc nâng đỡ nhiều răng hoặc nguyên cả hàm răng (điều mà chân răng thật không làm được).
– So với các hình thức trồng răng khác:
+ Implant nha khoa giúp trồng răng độc lập, thân răng tựa trên trụ này mà không làm ảnh hưởng đến các răng kế cận, cũng không phải mài răng thật (giống như cầu răng).
+ Cấy ghép răng implant giúp ổn định xương hàm như cũ khi chưa mất chân răng thật nên ngăn ngừa được sự tiêu xương do mất chân răng gây ra. Đây là giá trị mà chỉ Implant mới tạo ra được.
+ Khôi phục răng giả gần giống với răng thật nhất về cấu trúc, chức năng cũng như độ thẩm mỹ tự nhiên.
+ Giúp giữ hàm tháo lắp được chắc chắn hơn, tránh xê dịch, ma sát nướu, lỏng lẻo ảnh hưởng đến ăn nhai.
Implant nha khoa là cách gọi tên chuyên ngành. Thông thường hình thức phục hình này vẫn được gọi với những tên khác như: Cấy ghép răng Implant, cấy răng Implant, cắm răng Implant, hoặc đơn giản chỉ cần gọi là Implant đều để chỉ kiểu phục hình đặc trưng này.
Cấy ghép răng hàm răng Implant nha khoa
Trồng răng Implant sử dụng được rộng rãi ho nhiều trường hợp mất răng, nhưng là mất răng hoàn toàn cả chân và thân răng với số lượng khác nhau, có thể là 1 răng, vài răng hoặc cả hàm răng.
Vì thế, nếu như bạn bị gãy răng với tỷ lệ lớn chỉ còn chân răng mà muốn cấy Implant thì cần phải nhổ chân răng mới thực hiện được.
Impalnt áp dụng được cho người mất răng ở nhiều lứa tuổi, mới mất răng hoặc mất răng đã lâu.
Muốn cấy Implant nha khoa thành công cần phải thỏa mãn được một số yếu tố quan trọng gồm:
– Bệnh nhân có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh chống chỉ định với phẫu thuật.
– Bệnh nhân mất răng nhưng có mật độ và chiều cao, độ dày xương đảm bảo, không bị giảm, bị tiêu hõm. Nếu tiêu xương buộc sẽ phải trải qua ghép xương mới cấy Implant được.
– Cần có bác sỹ giỏi và chuyên sâu đảm trách phục hình vì đây là kỹ thuật khó, không dễ thực hiện thành công. Bác sỹ điều trị phải chuyên sâu về Implant và có năng lực phẫu thuật trình độ cao.
XEM THÊM
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ