Tại sao lại bị khô miệng đau họng và cách điều trị
Khô miệng đau họng là một trong những chứng bệnh phổ biến đối với nhiều người. Đây là hiện tượng không chỉ gây phiền toái, đau đớn mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh về lâu dài. Vậy nguyên nhân gây nên do đâu và làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân gây khô miệng đau họng?
Tình trạng khô miệng đau họng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như sau:
- Do nói quá nhiều: Đây là tình trạng thường thấy, nói quá nhiều, nói to hoặc nói liên tục khiến cổ họng bị khô, rát, có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản, giọng nói bị ồm, ăn uống đều bị đau họng.
- Do thời tiết: Vào mùa đông, việc không khí lạnh lẽo, khô hanh cũng là tác nhân khiến cổ họng bị khô, dẫn đến họng dễ bị vi khuẩn tấn công gây đau họng.
- Do tuổi tác: Khô họng là hiện tượng dễ gặp nhất ở lứa tuổi người già và trẻ em, khi sức đề kháng kém và khó chống lại những tác nhân nguy hiểm từ môi trường bên ngoài, dẫn đến đau họng.
- Do chất kích thích: Chất kích thích không chỉ là kẻ thù của cổ họng mà còn của rất nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Những hóa chất trong thuốc lá là thủ phạm gây mất nước cho cơ thể, còn rượu khiến cho cổ họng khô và dễ đau họng hơn.
2. Cách điều trị khô miệng đau họng
Khô miệng đau họng là hiện tượng khó chịu cần được chấm dứt sớm, tránh dẫn đến những hậu quả nặng nề hơn như họng bị tổn thương. Tiến sĩ, bác sĩ Thomas J Salinas đã đưa ra một số phương pháp ngừa khô miệng mà bạn có thể áp dụng ngay ở nhà như sau:
- Uống nhiều nước: Việc nạp đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cung cấp nước cho cơ thể, miệng sẽ không còn bị khô nữa. Khi bạn bị sốt, tiêu chảy, cần bổ sung nhiều nước và các chất điện giải hơn để bù lại. Ngoài ra, bạn cũng cần hạ chế dùng các loại nước có gas, chứa cồn.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Trong khẩu phần ăn hàng ngày, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chếsử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột. Các món ăn chiên xào, đồ nướng cũng nên hạn chế bởi chúng chính là nguyên nhân lớn dẫn đến khô miệng, đau họng sau khi ăn.
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Bạn không nên sử dụng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồng thời rèn luyện thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, hạn chế thở bằng miệng. Nếu ngồi điều hòa nhiều, bạn nên sử dụng thiết bị tạo độ ẩm cho phòng, giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn, tránh không bị khô miệng đau họng.
- Nếu bị khô miệng đau họng do bệnh lí cơ thể: Trong trường hợp này, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám xin ý kiến từ bác sĩ, điều chỉnh liều lượng thuốc để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Trên đây là một số thông tin xung quanh căn bệnh khô miệng đau họng. Nếu cần được tư vấn thêm về triệu chứng bệnh, vui lòng gọi theo hotline 1900.6900 để được giải đáp.
Xem thêm:
Khô miệng là bệnh gì? Khô miệng có gây nguy hiểm không?
KHÔ MIỆNG LÀ BỆNH GÌ? CÁCH CHỮA KHÔ MIỆNG ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ
Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn.
Tin liên quan