Răng bị tụt lợi là hiện tượng lộ chân răng do lợi bị co lại hay là quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sự mất cement chân răng, lộ ngà có thể xảy ra.
Do viêm nhiễm: Răng bị tụt lợi đa phần có nguyên nhân cơ bản do phần lợi bị viêm mà tác nhân cơ bản là do các vi khuẩn cư trú trên các mảng bám quanh nướu gây nên. Vi khuẩn từ những mảng bám nguy hiểm đó sẽ tấn công từ men răng đến chân răng và sản sinh ra các chất xúc tác có khả năng phá hủy sự liên kết vốn có giữa lợi và và răng khiến cho lợi bị viêm nhiễm mà biểu hiện cơ bản là lợi bị sưng, hôi miệng. Lâu ngày viêm lợi có thể dẫn đến tình trạng tụt lợi và lộ phần chân răng, cảm giác đau nhức ê buốt đau nhức cũng ngày càng tăng lên.
Xem thêm: mẻ răng có sao không
Răng bị tụt lợi chủ yếu do viêm nhiễm lợi gây nên
Tụt lợi không do quá trình viêm: Khi lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. Sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng tụt lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.
Chải răng quá mạnh: Chải răng bằng bàn chải quá cứng và không đúng cách cũng khiến cho phần cổ răng bị mòn và quá trình này nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì nguy cơ răng bị tụt lợi là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tụt lợi có thể làm mất xi-măng chân răng, lộ ngà răng, làm tăng nhạy cảm răng, hở kẽ răng, dễ giắt thức ăn và làm giảm thẩm mỹ. Tình trạng mất xi-măng chân răng và lộ ngà răng có thể xảy ra đột ngột ngay sau khi tụt lợi gây ê buốt răng khi chải răng, khi ăn nóng, lạnh nhưng cũng có thể xảy ra từ từ và người bệnh thường không bị ê buốt răng do phản ứng làm dày lớp ngà sát tủy răng của cơ thể.
Tùy theo mức độ răng bị tụt lợi mà các bác sĩ có chỉ định biện pháp điều trị khác nhau, có thể là ngậm máng plastic có bôi gel fluorid khi ngủ hoặc hằng ngày, dùng laser kết hợp với fluorid, phủ mặt răng bằng vật liệu composit, phẫu thuật…
Tụt lợi có thể gây nên nhiều tác hại nếu không điều trị kịp thời
Các biện pháp điều trị răng bị tụt lợi thể nhẹ
Khi lợi bịt tụt bệnh nhân nên dùng nước súc miệng chứa chlorhexidin, sodium fluorid, potassium nitrat có tác dụng giảm ê buốt và mòn chân răng. Một số loại nước súc miệng cũng có tính năng kháng khuẩn khá tốt, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.
Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên chải răng bằng các loại kem chải răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel fluor dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Khi phần cổ răng bị mòn vẹt và chân răng bị lộ ra ngoài thì cách tốt nhất để khắc phục tình trạng tụt lợi chính là hàn trám. Vật liệu trám nha khoa sẽ giúp làm đầy vào phần cổ răng bị mòn, che đi phần chân răng, ngà răng bị lộ. Khi đó tình trạng tụt nướu sẽ được khắc phục và hiện tượng ê buốt cũng sẽ biến mất.
Phẫu thuật ghép vạt lợi
Trong một số trường hợp răng bị tụt lợi nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có hoặc không kèm theo ê buốt răng thì biện pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng tụt lợi là phẫu thuật ghép vạt lợi để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng. Đây được coi là chỉ định hiệu quả nhất cho các trường hợp bị tụt lợi nặng mà không thể giải quyết tho hướng sử dụng gel hoặc dùng thuốc chống ê buốt.
Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô. Việc thực hiện ghép vạt lợi đòi hỏi nha sỹ phải có kinh nghiệm và chuyên môn tốt cũng như bệnh nhân phải có chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng hợp lý để không tác động đến phần nướu bị tụt.
Xem thêm: nướu răng có mủ
Chú ý chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng
Các thức ăn chứa nhiều axit hoặc chất đường nên hạn chế khi lợi bị tụt, lộ ngà răng. Khi chải răng chỉ nên chải nhẹ nhàng, không dùng bàn chải quá cứng chải mạnh tác động đến chân răng.
Một điều bạn nên quan tâm chính là đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy sạch cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh về răng miệng.
nguồn: http://chuadaurang.vn/rang-bi-tut-loi-lam-the-nao-de-dieu-tri-tan-goc.html
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ