– Sâu răng
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến. Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng rất thường gặp ở trẻ em do vệ sinh răng không tốt, thường xuyên ăn vặt và uống đồ uống có đường… Nếu không được điều trị sâu răng có thể gây ra đau răng nặng, nhiễm trùng và các biến chứng khác như áp xe răng, mất răng, bị hỏng răng.
Một số biểu hiện của sâu răng là cảm giác đau răng, nhói răng khi ăn hoặc uống nóng lạnh, đau khi cắn xuống, có mủ quanh răng, nhìn thấy lỗ ở răng… Vì vậy, nếu thấy các triệu chứng như sưng nướu, chảy máu, mủ quanh răng, hơi thở có mùi hôi… cần tới bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị thích hợp.
– Viêm lợi
Viêm lợi là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp. Đây là hình thức rất phổ biến và nhẹ của bệnh nha chu, trong đó mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và (viêm) sưng nướu răng. Viêm lợi có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng và cuối cùng mất răng.
Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm lợi là vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành mảng bám, sử dụng thuốc lá, bệnh tiểu đường, người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch, dùng thuốc, một số virus và nhiễm nấm, khô miệng, nội tiết thay đổi…
Biểu hiện của bệnh về răng này là sưng nướu răng, nướu răng sưng húp, mềm, lợi teo rút, hơi thở hôi. Thường thì bệnh viêm lợi ít khi gây đau đớn, vì thế người bệnh bị viêm lợi nhiều khi không biết.
Nếu không điều trị viêm lợi có thể tiến triển đến bệnh nướu răng, lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu), một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều có thể dẫn đến mất răng. Nha chu và sức khỏe răng miệng kém nói chung cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
– Viêm quanh răng (bệnh nha chu)
Đây là bệnh răng miệng có tỉ lệ người mắc rất cao. Viêm quanh răng gây tổn thương lợi, các dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng, có thể gây đau, hôi miệng, chảy máu khi đánh răng, nướu đỏ, sưng, răng bị lung lay khi nhai.
Nguyên nhân của bệnh là do các mảng bám và cao răng chứa nhiều vi khuẩn gây tổn thương lợi và quanh răng, răng mọc lệch, do yếu tố bên trong như suy dinh dưỡng, thiếu vitamin C, thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì, sức đề kháng yếu…
Biến chứng của bệnh là làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống, dễ dẫn đến đau dạ dày, ảnh hưởng xấu đến việc tiêu hóa.
– Chảy máu chân răng
Bệnh về răng miệng này có biểu hiện: chân răng sưng, đỏ, đau, khi nói hay thở, miệng có mùi hôi, chân răng sưng, răng dễ lung lay, động vào răng không đau nhưng đau vùng lợi xung quanh.
Nguyên nhân: Chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến viêm lợi, đánh răng không đúng cách làm tổn thương lợi…
– Hôi miệng
Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. Thức ăn thừa mắc kẹt lại trên răng, lợi và lưỡi sẽ bị vi khuẩn phẩn hủy thành các hợp chất lưu huỳnh gây nền mùi khó chịu khi thở hoặc nói. Bệnh răng miệng này không có những biến chứng và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó lại là một gánh nặng tâm lý đối với người bệnh. Hôi miệng khiến chúng ta ngại giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin sẽ “đeo bám” người bệnh chỉ vì mùi hơi thở khó chịu.
– Cao răng
Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi các hợp chất canxi trong nước bọt, thường tập trung ở cổ răng. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu để lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần xuống phía dưới chân răng, đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng răng. Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng.
Bệnh răng miệng có nhiều loại với nhiều đặc điểm khác nhau, cách chữa trị cũng sẽ khác nhau đối với từng bệnh. Tuy nhiên, để phòng tránh các bệnh răng miệng, cần lưu ý những điều sau:
– Vệ sinh răng đúng cách
Chải răng ít nhất 2 lần vào sáng sớm trước khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Việc đánh răng cũng nên đánh đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ và cổ răng vùng kẽ nơi lông bàn chải không tới được. Dùng nước xúc miệng không cồn để diệt vi khuẩn trong miệng hàng ngày
Cách chải răng: Trên các mặt bên má và mặt bên lưỡi, bàn chải luôn chuyển động xoay tròn hoặc lên-xuống theo chiều mọc của thân răng. Trên mặt nhai bàn chải đặt vuông góc và chuyển động theo chiều ngoài-trong.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Điều này không chỉ giúp bảo vệ tốt sức khỏe mà tình trạng răng miệng cũng được cải thiện hơn, giúp phòng ngừa các bệnh về răng hiệu quả.
Đồ ăn tốt với răng miệng như pho mát, sữa, yogurt không đường, đậu tương, rau xanh, hạnh nhân, cá, trái cây và rau xanh.
Nên hạn chế những thức ăn nhiều đường như kẹo, nước ngọt, khoai tây chiên, cà phê…
– Kiểm tra răng định kì
Việc đi khám nha khoa định kỳ có ý nghĩa quan trọng vì chúng giúp quý vị giữ gìn sức khỏe của nướu răng và răng. Hãy tìm một trung tâm nha khoa uy tín và thực hiện khám răng định kì 6 tháng/lần.
Nếu còn thắc mắc vấn đề các bệnh răng miệng, hãy liên hệ đến Nha khoa Paris theo số điện thoại 1900. 6900 để được tư vấn cụ thể.
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ