Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau răng nhưng ở trẻ em tình trạng răng đau nhức chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân cụ thể là sâu răng và viêm nướu trong đó sâu răng chiếm tới 80% nguyên nhân khiến trẻ đau nhức răng.
Đau răng ở trẻ em chủ yếu do sâu răng
+ Sâu răng: Sâu răng là một bệnh do hậu quả của tổng hợp các yếu tố nguy cơ như: Độ cứng của men và ngà răng không cao, ít nước bọt hoặc ít các thành phần bảo vệ tổ chức cứng của răng trong nước bọt.
Xem thêm: dau rang
Chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột, hydratcarbon dẫn đến bề mặt răng dễ bị lưu mắc thức ăn, vệ sinh răng miệng không tốt làm tăng mật độ và số lượng vi khuẩn gây sâu răng…Bệnh lý sâu răng chủ yếu do vi khuẩn có tên S.mutans gây nên. Ban đầu sâu răng không có biểu hiện rõ nét nhưng khi răng xuất hiện lỗ sâu và cảm giác đau nhức thì sâu răng đã diễn tiến rất nghiêm trọng.
+ Viêm nướu: Vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám cao răng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm nướu khi nó tạo ra các enzyme làm cho nướu bị sưng, đau nhức khó chịu.
Nhiều cha mẹ quan niệm khi trẻ bị sâu răng hoặc viêm nướu thì không cần điều trị bởi răng sữa sẽ rụng đi và răng vĩnh viễn sẽ thay thế, tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi cho dù là răng sữa thì tác động của nó tới sức khỏe răng miệng nói chung là không hề nhỏ.
Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm xúc, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng đến bé lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ. Do đó, khi phát hiện trẻ mắc các bệnh lý răng miệng, tốt nhất bạn nên đưa bé đi thăm khám sớm để điều trị.
Tuy nhiên, bảo tồn răng vẫn là nguyên tắc đầu tiên khi điều trị đau nhức răng mà không nên nhổ bỏ sớm bởi răng sữa nếu nhổ sớm sẽ khiến tiêu gốc xương răng, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ bị sai lệch, khấp khểnh hoặc sai khớp cắn.
Xem thêm: chữa đau răng cho trẻ em
Đối với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn gặp phải tình trạng sâu răng cần nhổ bỏ thì việc ăn nhai và thẩm mỹ sau này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đặc biệt khi các bé có dấu hiệu sâu răng, phụ huynh nên cho các em ngậm nước muối thường xuyên hơn để sát trùng, giảm đau do sâu răng. Các thành phần sát trùng tự nhiên trong muối sẽ giúp giảm nhiễm trùng, giảm đau, viêm nhiễm từ các khu vực răng bị ảnh hưởng.
+Đối với viêm nướu
Việc điều trị bằng cách lấy cao răng cần thực hiện trước tiên nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Kết hợp với các loại thuốc điều trị thì cảm giác đau nhức và tình trạng viêm nướu sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
+ Đối với bệnh sâu răng:
– Trong trường hợp răng mới chớm sâu thì nha sỹ có thể thực hiện biện pháp tái khoáng phần bị sâu cho trẻ tức là dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Cách điều trị này khá đơn giản và không gây đau nhức cho bé.
– Ngoài ra, có một số loại gel bôi có giúp ức chế sự hình thành glucan không hòa tan bởi S.mutans, ngăn cản sự bám dính của S.mutans vào bề mặt răng do vậy có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng, giúp răng khỏe mạnh.
– Trường hợp răng sâu nặng thì tốt nhất nên thực hiện hàn trám cho bé. Cho dù là răng sữa bị sâu thì việc bảo tồn răng cũng cần được chú ý. Thao tác hàn răng khá đơn giản, sau khi nạo sạch vết sâu nha sỹ sẽ trám bít vật liệu vào chỗ răng sâu nhằm ngăn chặn các tác nhân có hại tác động đến răng.
Xem thêm: răng ê buốt
Cảm giác đau nhức sẽ chấm dứt sau khi được hàn trám và cấu trúc răng cũng sẽ được bảo tồn cho đến khi thay răng vĩnh viễn.
Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng
Chăm sóc răng miệng cho bé:
Song song với cách chữa đau răng trẻ em thì điều quan trong bạn cần ghi nhớ là nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày:
+ Chải răng sau khi ăn ngày 2-3 lần (ba mẹ có thể hướng dẫn cho bé làm quen).
+ Súc miệng bằng nước muối để hạn chế viêm nhiễm
+ Hạn chế thực phẩm hay đồ uống chứa nhiều đường, sau khi sử dụng nên súc miệng sạch.
Trên đây là một số thông tin về cách chữa đau răng trẻ em. Việc theo dõi chăm sóc răng miệng cho trẻ trong giai đoạn phát triển là tối quan trọng. Do đó, nếu có bất kỳ băn khoăn nào, đừng ngần ngai liên hệ với nha khoa Paris để được tư vấn chi tiết nhất. Chào bạn!
nguồn: http://chuadaurang.vn/cach-chua-dau-rang-tre-em-hieu-qua-nhat.html
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ