hotline

Hôi miệng ở trẻ em có nguy hiểm? Cách điều trị nhanh chóng

Trẻ em thích ăn nhiều đồ ngọt, các loại bánh kẹo nhưng lại không có khả năng tự chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bạn thân, nên hôi miệng ở trẻ em do sâu răng khá phổ biến. Bố mẹ thường không quá quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên việc hôi miệng ở trẻ em còn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em

Do chăm sóc răng miệng: Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến thức ăn thừa còn sót lại trên răng gây mùi hôi.

Hôi miệng ở trẻ em có nguy hiểm? Cách điều trị nhanh chóng 1

Nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em là gì?

Do bệnh lý: Bệnh lý sâu răng là nguyên nhân chính gây hôi miệng, mùi hôi do quá trình sâu răng tác động lên răng. Loại bỏ răng sữa bị sâu ở trẻ vẫn có thể thay đổi bằng răng vĩnh vienx, tuy nhiên răng thay quá sớm sẽ khiến răng dễ bị lệch lạc.

Do bệnh đường hô hấp: Nếu trẻ có dấu hiệu thường xuyên ợ hơi, hô hấp khó khăn và hơi thở có mùi hôi thì rất có thể tình trạng hôi miệng ở trẻ em là do mắc phải các chứng bệnh về hô hấp, sức khỏe của trẻ  sẽ yếu dần nếu không được sớm điều trị.

Cách điều trị hôi miệng ở trẻ em tại nhà

– Mật ong: Dùng 1 thìa cafe mật ong pha với 1 chút nước ấm, cho bé súc miệng 2 lần 1 ngày, làm đều đặn hàng ngày cho bé, khoảng 1 tuần mùi hôi miệng sẽ biến mất hoàn toàn. Muốn công dụng tốt hơn có thể dùng thêm bột quế.

– Mùi tàu: Đây là cách chữa hôi miệng ở trẻ em do bệnh hô hấp tốt nhất. Chỉ cấn 1 nắm lá mùi tàu sắc thật đặc, pha với một chút muối hột để trẻ ngậm và súc miệng, họng. Khoảng 5 – 6 ngày mùi hôi miệng sẽ được loại bỏ.

– Húng chanh: Tương tự như lá mùi tàu, sắc thật đăc dùng nước để súc miệng, chỉ vài ngày là mùi hôi hoàn toàn biến mất, tuy nhiên lá húng chanh không quá tương thích với cơ thể nên cần lưu ý liều lượng khi sử dụng.

Lưu ý khi chữa hôi miệng ở trẻ em

Hôi miệng ở trẻ em có nguy hiểm? Cách điều trị nhanh chóng 2

Lưu ý khi chữa hôi miệng ở trẻ em

Ngoài những cách chữa hôi miệng ở trẻ em bằng nguyên liệu thiên nhiên thì bố mẹ nên lưu ý những điểm này giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.

– Thói quen xấu: Những thói quen xấu của bé như hay mút tay, ngậm núm vú giả, đồ chơi,… Thói quen dùng lưỡi đẩy răng cũng khiến tình trạng răng miệng của bé bị thương tổn gây hôi miệng ở trẻ em

– Hướng dẫn trẻ đánh răng: Nên hướng dẫn trẻ tự đánh răng từ nhỏ để trẻ có thói quen thường xuyên chăm sóc răng miệng.

– Cân bằng lượng đường trong bữa ăn: Hạn chế lượng đường trong các món ăn, bánh kẹo nên sử dụng ở mức độ vừa phải, sử dụng quá nhiều bạnh kẹo không chỉ làm hư răng mà còn thừa lượng đường 3 trong cơ thể.

Điều trị hôi miệng ở trẻ em ngay khi có dấu hiệu từ bé, ngăn ngừa những biến chứng không tốt cho sức khỏe của bé, nếu cần tư vấn thêm về bệnh lý này hãy đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Nguồn: http://bacsirangmieng.com/cach-chua-hoi-mieng-cho-tre-hieu-qua-an-toan.html

Tìm hiểu thêm:

>>> Hôi miệng ký sinh trùng – Nguồn gốc và một số hướng khắc phục

>>> Tình trạng hôi miệng và chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x