Việc điều trị sâu răng ở trẻ em cần được tiến hành sớm với biện pháp nạo sạch vết sâu và tiến hành hàn trám răng. Khi răng sữa hoặc răng vĩnh viễn của bé được bảo tồn thì không những việc ăn nhai được đảm bảo mà về lâu dài răng vẫn giữ được độ bền chắc tối đa. Các lỗ sâu của răng vĩnh viễn cần được làm sạch hết ngà mủn tức là các mô răng bị bệnh và hàn trám răng bằng vật liệu amalgam, composite, xi măng glassionomer, răng sữa có thể trám bằng xi măng glassionomer, xi măng silicat. Thao tác hàn trám răng khá đơn giản và hoàn tất chỉ sau 15 phút và không gây đau nhức răng cho bé nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Trường hợp những lỗ sâu lớn mà đặc biệt là răng hàm, cấu trúc răng bị vỡ lớn có thể được hồi phục bằng trám inlay/onlay kim loại hoặc sứ, răng vỡ lớn nên được bọc bằng chụp sứ để bảo tồn răng tối đa. Trường hợp tổn thương tủy răng do vi khuẩn xâm nhập vào buồng tủy qua đáy lỗ sâu, cần được thực hiện điều trị bằng cách lấy tủy sớm để tránh ảnh hướng viêm nhiễm đến xương hàm và các răng kế bên.
Để tránh tình hình phả tìm cách chữa bệnh sâu răng ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho trẻ em. Dưới đây là một số lưu ý về vệ sinh cho trẻ như sau:
– Thực hiện chải răng đúng cách là việc quan trọng để làm sạch hoàn toàn các răng. Bạn nên tập cho bé thói quen chải răng sau khi ăn đúng cách, nên để lông bàn chải nghiêng trên mặt ngoài (hoặc mặt trong) một góc 45 độ, động tác chải hất về phía mặt nhai hoặc rìa cắn hoặc chải xoay tròn quanh chân răng, chải từng nhóm răng tới khi sạch, đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại.
– Dùng thuốc chải răng có fluoride, fluoride kết hợp với hydroxy apatid có trong men răng có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, do vậy chống đỡ với vi khuẩn và acid tốt hơn.
– Đối với trẻ nhỏ, khi chiếc răng đầu tiên nhú lên phải được chải bằng khăn gạc mềm. Đến khi trẻ được 2 tuổi phải được chải bằng kem chải răng có fluor theo thứ tự răng trước – răng trong; hàm trên – hàm dưới và mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai để bảo đảm không còn thức ăn thừa bám trong các kẽ răng.
– Hạn chế cho trẻ ăn vặt nhất là ăn vặt đồ ngọt, sau khi ăn phải súc miệng thật sạch.
– Tập cho bé súc miệng với nước muối hàng ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
– Thăm khám định kỳ răng miệng cho bé 6 tháng/lần
Trên đây là những thông tin về bệnh sâu răng ở trẻ em cũng như một số cách chữa sâu răng ở trẻ em. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào muốn được giải đáp về các phương pháp nha khoa thẩm mỹ hãy liên lạc với nha khoa Paris qua hotline 1900.6900. Chúng tôi sẽ trả lời cụ thể nhất cho bạn.
Xem thêm:
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ