Chứng khô miệng ở người cao tuổi thường gây ra bởi các nguyên nhân sau:
+ Sự suy giảm hoạt động của tuyến nước bọt
Tuyến nước bọt hoạt động tốt giúp cho khoang miệng không bị khô rát và khó chịu. Khi tuổi càng cao, tuyến nước bọt hoạt động ngày càng kém đi và đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng.
Khô miệng do sự suy giảm hoạt động của tuyến nước bọt
+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Người cao tuổi cũng là đối tượng phải sử dụng rất nhiều các loại thuốc, từ thuốc chữa bệnh đến thuốc bổ. Những thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có khô miệng.
Một số loại thuốc gây khô miệng như thuốc lợi tiểu, chống ung thư…
+ Tâm lý căng thẳng
Một số người già thường bị một số vấn đề tâm lý như thường xuyên stress hoặc sợ hãi. Những yếu tố này là một phần không nhỏ gây ra tình trạng khô miệng.
Tâm lý cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chứng khô miệng ở người cao tuổi
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như thời tiết thay đổi, bệnh u xơ tiền liệt tuyến, viêm nhiễm trong khoang miệng, bệnh đái dầm… cũng khiến cho lượng nước bọt bị giảm đi đáng kể.
Xem Thêm >>> Khô miệng khi ngủ dậy tại sao
Chứng khô miệng ở người cao tuổi kéo theo khá nhiều vấn đề liên quan. Bạn có thể tham khảo qua một số hệ lụy như sau:
+ Khô miệng gây cảm giác chán ăn, dẫn đến sức khỏe bị giảm sút và cơ thể mệt mỏi.
+ Một số người khi khô miệng thường uống khá nhiều nước dẫn đến hiện tượng phù nề cơ thể.
Khô miệng gây chán ăn ở người già
+ Khô miệng làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, có thể gây ra một số bệnh răng miệng, trong đó có sâu răng.
+ Ngoài ra, tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng Sjogren – Hội chứng xảy ra khi hệ miễn dịch của chính cơ thể tấn công các tuyến tiết nước bọt và tuyến lệ, khiến chúng ngừng hoạt động.
Việc điều trị chứng khô miệng ở người cao tuổi phải dựa vào nguyên nhân cụ thể. Tốt hơn hết, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị. Một số trường hợp, chỉ cần thay đổi liều lượng thuốc uống đang sử dụng hoặc một số thói quen sinh hoạt, tâm lý thì tình trạng khô miệng sẽ tự động chấm dứt.
Cần đến bác sĩ thăm khám và tìm biện pháp điều trị cụ thể
Tuy nhiên, một số trường hợp liên quan đến tuyến nước bọt hoặc một số nguyên nhân sâu xa hơn, bạn cần phải có kế hoạch điều trị cụ thể. Có thể phải dùng kết hợp một số loại thuốc kích thích bài tiết nước bọt như Sulfarlem S, Pilocarpin, Geneserine 3…
Ngoài ra, bạn nên lưu ý một số điều sau để làm giảm chứng khô miệng:
+ Uống đủ nước để giữ ẩm cho miệng. Tuy nhiên, một ngày chỉ nên dùng khoảng 2 lít nước.
+ Nhai kẹo cao su không đường để kích thích sự tiết nước bọt.
+ Ăn bổ sung nhiều trái cây có tính mát và rau củ. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ làm cho tình trạng khô miệng trầm trọng hơn.
+ Có thể dùng một số loại xịt miệng.
+ Chú ý nhiệt độ phòng ngủ, nên để thêm máy tạo ẩm trong phòng.
Một số lưu ý cho người mắc chứng khô miệng
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về chứng khô miệng ở người cao tuổi và có cách điều trị thích hợp. Mọi thắc mắc liên quan, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách điền vào form đăng kí bên dưới, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ