hotline

Bệnh hôi miệng có nguy hiểm không?

Câu hỏi:

Thưa bác sỹ Paris. Không hiểu sao dạo này miệng em thường xuyên có mùi hôi, đôi khi đánh răng xong vẫn không hết. Em khá lo lắng không biết bệnh hôi miệng có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị ạ? Mong bác sỹ tư vấn cụ thể giúp em ạ. Cảm ơn bác sỹ. (Nguyễn Minh Phương – Hải Dương).

Trả lời :

Chào bạn Minh Phương!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc Bệnh hôi miệng có nguy hiểm không của bạn bệnh hôi miệng có nguy hiểm không, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.

Bệnh hôi miệng về cơ bản không phải là loại bệnh răng miệng nguy hiểm như nha chu hay sâu răng nhưng cũng có trường hợp hôi miệng là một dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân chính dẫn đến hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi ăn, một số thức ăn giắt trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi, ăn các loại thức ăn có mùi nồng như hành, tỏi…Lượng nước bọt không đủ để làm sạch răng cũng có thể là nguyên nhân của hôi miệng.

Ngoài ra, khi lưỡi bị viêm sẽ nơi mà mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại và là môi trường tốt cho vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi. Các bệnh lý như nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale, viêm nhiễm đường hô hấp…cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hôi miệng kéo dài cho dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Bệnh hôi miệng có nguy hiểm không?

Để giữ gìn hàm răng chắc khỏe, phòng tránh hôi miệng, chúng ta cần đánh răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, mỗi lần 3-5 phút, chải sạch các mặt răng, chú ý thay bàn chải thường xuyên (3-4 tháng/lần). Ngoài ra, bạn nên làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng để hạn chế vi khuẩn và mảng bám tích tụ trên lưỡi gây hôi miệng. Dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn để loại bỏ những mảng bám trên các kẽ răng. Hạn chế thực phẩm có đường, không sử dụng thức ăn quá nóng hoặc lạnh, sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Trên đây là cách phòng tránh và điều trị hôi miệng do vệ sinh răng miệng không tốt. Nếu thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách hàng ngày mà tình trạng hôi miệng không được cải thiện thì cần đến các xét nghiệm chuyên khoa của bác sỹ để xác định bệnh lý. Tốt nhất bạn nên đến thăm khám bác sỹ định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng cũng như các bệnh lý nguy hiểm khác và có hướng điều trị thích hợp nhất.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Bệnh hôi miệng có nguy hiểm không, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris theo số điện thoại hotline dưới đây. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc có liên quan của bạn một cách chi tiết và chính xác nhất.

Bác sỹ tư vấn 24/7: 0943 776699

Nhakhoahoanmy.net

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x