hotline

Hôi miệng khi đói – Nguyên nhân và cách điều trị Vĩnh Viễn

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ, cho em hỏi tại sao sao em thường bị hôi miệng khi đói? Lúc bình thường miệng em cũng hơi có mùi hôi, tuy nhiên khi bụng đói thì mùi đó lại nồng nặc hơn khiến em không dám giao tiếp với người đối diện dù ở khoảng cách tương đối xa. Đây có phải là biểu hiện của bệnh gì không ạ và phải làm sao để điều trị? Mong bác sĩ tư vấn giúp em! (Nguyễn Thùy Linh – Hải Phòng).

Trả lời :

Chào bạn Thùy Linh!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Trung tâm tư vấn. Thắc mắc về tình trạng hôi miệng khi đói của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

1/ Nguyên nhân gây hôi miệng khi đói

Khi đói, miệng bạn thường có mùi hôi nặng hơn do mất cân bằng chuyển hóa các chất. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố khiến cho mùi hôi tăng lên chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hôi miệng.

Hôi miệng khi đói – Nguyên nhân và cách điều trị TẠI NHÀ triệt để 1

Hôi miệng khi đói – Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân hôi miệng khi đói nói riêng và hôi miệng nói chung thường xuất phát từ những yếu tố sau:

+ Vệ sinh răng miệng không đủ hoặc không đúng cách.

+ Cao răng phát triển trong khoang miệng lâu ngày.

+ Một số bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… khiến hơi thở luôn luôn có mùi khó chịu.

Hôi miệng khi đói – Nguyên nhân và cách điều trị TẠI NHÀ triệt để 2

Sâu răng khiến hơi thở có mùi nặng hơn

+ Một số bệnh lý cơ thể liên quan đến dạ dày, gan, thận, tiểu đường… cũng ảnh hưởng một phần nào đó đến hơi thở.

+ Trong một số giai đoạn ở nữ giới như thời kì rụng trứng, kinh nguyệt, có thai khiến hooc môn trong cơ thể thay đổi và gây mùi hôi miệng khó chịu.

Xem Thêm >>> Cách khử mùi hôi miệng

2/ Cách điều trị triệt để hôi miệng khi đói

Tình trạng hôi miệng khi đói có thể chấm dứt hoàn toàn nếu bạn xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị phù hợp.

Một số lưu ý chung:

+ Vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.

+ Có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên để làm giảm mùi hôi miệng như xúc miệng nước muối, nhai lá trà xanh, ngậm mật ong…

Hôi miệng khi đói – Nguyên nhân và cách điều trị TẠI NHÀ triệt để 3

Tránh xa các thực phẩm gây mùi hôi miệng

+ Tránh xa các thực phẩm gây mùi hôi miệng như hành, tỏi, thuốc lá, rượu, bia…

+ Bổ sung thêm trái cây và rau xanh vào thực đơn hàng ngày.

Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên đến thăm khám cụ thể tại các trung tâm nha khoa uy tín để tìm ra biện pháp trị bệnh hiệu quả nhất. Nếu nguyên nhân do bệnh lý cơ thể hoặc răng miệng, bạn chỉ cần điều trị triệt để thì mùi hôi miệng sẽ tự động biến mất.

Thực hiện lấy cao răng định kì 3 – 6 tháng/lần cũng là cách loại bỏ mùi hôi miệng và bảo vệ răng miệng tốt nhất.

Hôi miệng khi đói – Nguyên nhân và cách điều trị TẠI NHÀ triệt để 4

Lấy cao răng định kì 3 – 6 tháng/lần

Mọi thắc mắc về vấn đề hôi miệng khi đói hoặc các vấn đề răng miệng liên quan, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách điền vào form đăng kí bên dưới, các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cụ thể nhất cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x