Trẻ bị viêm chân răng rất nguy hiểm vì nướu răng là phần mô mềm quan trọng bao quanh chân răng bên cạnh hệ thống dây chằng nha chủ. Viêm chân răng sinh ra do tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.
Bé bị viêm chân răng có nguy hiểm không?
Khi trẻ em trong giai đoạn mọc răng, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý vì đây là thời điểm nhạy cảm nhất do nướu răng rất dễ bị tổn thương có khả năng bị viêm nhiễm cao. Việc ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hình thành mảng bám và cao răng. Vi khuẩn sẽ phát sinh trên các mảng bám này và tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến nướu.
Cao răng bám quanh chân răng lâu ngày không được làm sạch sẽ dẫn tới viêm chân răng, viêm nha chu rất nguy hiểm. Khi bệnh lý viêm nướu tiếp tục phát triển mà không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới tụt lợi, răng lung lay, dần dần là mất răng vĩnh viễn.
Khi trẻ bị viêm chân răng chính là hồi chuông báo động cho cha mẹ nên đưa bé đến phòng khám nha khoa uy tín đế thăm khám và điều trị kịp thời.
Điều trị viêm chân răng ở trẻ nhỏ khá phức tạp vì bé chưa ý thức về răng miệng nhiều và việc sử dụng thuốc cho bé cũng cần hạn chế. Nên cha mẹ đặc biệt lưu ý, không tự mua thuốc ở ngoài cho bé uống, cần đưa bé đến gặp nha sĩ và sử dụng thuốc hợp lý khi co chỉ định của bác sĩ.
Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách
Trẻ bị viêm chân răng phải làm sao? Cha mẹ có thể sử dụng các biện pháp kháng viêm ngay tại nhà cho bé như sau:
– Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng 2 – 3 lần một ngày. Muối có tính sát khuẩn sẽ làm giảm lượng vi khuẩn gây viêm.
– Dùng tỏi giã nhuyễn trộn chung với một ít muối đắp lên vùng bị viêm. Phần nướu và lợi sẽ giảm sưng dần. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
– Cho trẻ uống vitamin C, ăn nhiều trái cây để kháng viêm.
– Không cho trẻ ăn đồ cay, nóng.
Lưu ý: Không nên vì thấy trẻ bị chảy máu chân răng mà ngưng việc đánh răng. Bạn nên rèn luyện cho trẻ thói quen đánh răng đều đặn mỗi ngày. Nếu trẻ dưới 3 tuổi thì bạn có thể cho trẻ tập thói quen súc miệng sau khi ăn.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về bệnh răng miệng, bạn cần đưa trẻ đến thăm khắm và điều trị tại phòng pháp nha khoa uy tín chứ không nên chữa trị theo cách dân gian. Để theo dõi và kịp thời phát hiện bệnh răng miệng, hãy đưa bé đi khám định kì 3 – 6 tháng/lần.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trẻ bị viêm chân răng, xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo hotline 1900.6900, các bác sĩ sẽ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Thân!
Tìm hiểu thêm:
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ