Chào bạn Hoàng Anh !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Đau răng sưng má phải làm sao để điều trị” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.
Đau răng sưng má muốn điều trị có kết quả cần căn cứ vào tình trạng răng miệng thực tế của bệnh nhân như thế nào. Chỉ có thông qua thăm khám thì nha sỹ mới có một kết luận chính xác nhất về nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng gây sưng má. Bạn không thể phỏng đoán mà cần đến trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Xem thêm: cách trị đau răng
Đau răng và sưng má nên được điều trị càng sớm càng tốt
Nguyên nhân gây đau răng sưng má
Chúng tôi xin đưa ra cho bạn một số những nguyên nhân cơ bản gây đau răng sưng má như sau:
+ Đau răng do sâu răng. Khi các vi khuẩn tồn tại trên răng quá nhiều sẽ tác động đến chất đường trên răng tạo ra các axit ăn mòn men với quá trình mất khoáng răng khá nhanh, tạo nên các lỗ sâu gây đau nhức dữ dội. Có khi cơn đau buốt lên tận óc và gây sưng má, thậm chí đau giật theo nhịp tim nếu bị viêm tủy.
+ Viêm nha chu: Khi viêm nướu không được điều trị, vi khuẩn trên mảng bám cao răng sẽ gây nên tình trạng tụt nướu, tạo nên các túi mủ trên răng, khiến cho phần nướu dần tách khỏi răng tạo nên những cơn đau buốt dai dẳng. Lâu ngày nếu không được điều trị thì nguy cơ răng bị lung lay và gãy rụng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
+ Mọc răng khôn: Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho bạn gặp phải tình trạng đau răng sưng má. Do răng mọc lệch mọc xiên gây nên nhiều viêm nhiễm và tác động đến răng kế bên mà gây nên những cơn đau nhức dữ dội kèm theo sốt. Hàm có dấu hiệu cứng lại, khó ăn nhai và má sưng to.
Đau răng sưng má điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng mà nha sỹ sẽ có chỉ định điều trị chính xác nhất cho bạn.
+ Với trường hợp má sưng do mọc răng khôn thì có thể điều trị bằng cách nhổ bỏ nếu răng mọc lệch mọc ngầm hoặc sử dụng thủ thuật tách lợi nếu răng khôn mọc trùm lợi. Trong trường hợp răng khôn không nguy hiểm thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh giảm đau tiêu sưng.
+ Nếu răng bị sâu nặng gây viêm nhiễm cả phần tủy thì việc điều trị răng có thể được thực hiện trước tiên bằng nội nha lấy tủy, nạo sạch vết sâu và tiến hành hàn trám hoặc bọc răng sứ để tái tạo hình dáng cho răng.
Xem thêm: cách chữa đau răng
+ Khi răng bị viêm chóp hoặc viêm nha chu nặng thì nhất thiết cần điều trị sớm trước tiến bằng cách làm sạch cao răng, dùng thuốc điều trị và có thể xử lý bề mặt gốc răng cùng với việc ghép vạt nướu nếu cần.
+ Một số loại thuốc cũng thường được sử dụng để điều trị ngoại trú trong các trường hợp gây đau răng như: thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin và thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin… phối hợp với metronidazol (rhodogyl phối hợp: metronidazol và spiramicin). Các loại thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng làm giảm sưng và tiêu viêm khá hiệu quả. Sử dụng đúng liều lượng trong vòng 3-4 ngày, bạn sẽ thấy hiện tượng đau răng sưng hàm thuyên giảm hẳn.
Đau răng hàm và cách chữa đau răng hàm Tận Gốc
nguồn: http://chuadaurang.vn/dau-rang-sung-ma-phai-lam-sao-de-dieu-tri-cap-toc.html
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ