Sâu răng
Ai cũng biết tới sâu răng nhưng bản chất thực sự của sâu răng và quá trình hình thành sâu răng thì không phải ai cũng biết. Hiểu được ở chế này, bạn sẽ biết cần phải làm gì khi bị sâu răng, đặc biệt là khi chảy máu răng sâu.
Sâu răng là những tổn thương về cấu trúc răng mà nguyên nhân chủ yếu là do mảng bám cao răng gây nên.
Sâu răng hình thành theo một quá trình lâu dài, bắt đầu từ các mảng bám thức ăn trong các bữa ăn của chúng ta hàng ngày. Những mảng bám này không được làm sạch, các vi khuẩn sẵn có trong khoang miệng sẽ sinh sôi, phát triển, làm lên men tinh bột tạo thành các carbohydrates. Khi carbohydrates tồn tại lâu trên răng, sẽ bị vi khuẩn chuyển đổi thành các axit. Tổng hợp các axit, vi khuẩn, nước bọt sẽ tạo thành một hỗn hợp bám trên bề mặt răng tạo thành mảng bám.
Mảng bám không được làm sạch sẽ tấn công răng. Vi khuẩn sâu răng và các axit trong mảng bám sẽ không ngừng phá hủy men răng gây mòn răng và hình thành các lỗ nhỏ li ti trên men răng và dần tiếp cận các lớp tiếp theo bên trong là ngà răng để tiếp tục tiêu hủy. Ngà răng không có khả năng chống axit như men răng nên bị tiêu hủy nhanh hơn. Điều này lý giải vì sao khi chúng ta nhìn thấy vết sâu từ bên ngoài thì thực tế bên trong răng đã bị tấn công.
Chảy máu răng sâu
Sâu răng không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công, ăn sâu vào đến tủy.
Răng sâu bị chảy máu khi vi khuẩn tấn công tủy răng
Tủy răng là lớp trong cùng của cấu trúc răng, bao gồm liên kết mạch máu và các dây thần kinh. Khi tủy bị kích ứng, viêm nhiễm nặng có thể gây nên tình trạng áp xe chóp răng gây tổn thương nghiêm trọng. Khi tủy bị viêm thì hiện tượng chảy máu chân răng cũng xuất hiện.Lúc này máu chảy ra từ nướu gây đau nhức khó chịu cho bệnh nhân.
Ảnh hưởng
Chảy máu răng sâu không chỉ gây chảy máu ở phần lợi của răng mà còn đi kèm những cơn đau nhức rất đặc trưng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn về lâu nguy cơ mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi tình trạng chảy máu răng sâu đã xảy ra, bạn chỉ có thể thực hiện các biện pháp giảm thiểu hoặc hạn chế chảy máu:
– Chăm sóc răng miệng kỹ hơn, chú ý cách chải răng, làm sạch miệng hàng ngày.
– Dùng nước muối loãng để súc miệng khi răng bị chảy máu.
– Tránh vị trí chảy máu răng sâu khi ăn nhai hoặc ăn những thức ăn mềm, mát, lành tính. Tuyệt đối tránh đồ cay nóng, dai, cứng.
– Tăng cường ăn rau luộc mềm và hoa quả sạch để bổ sung vitamin C để làm dịu nướu.
– Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường – tác nhân làm cho sâu răng nặng hơn.
Điều trị chảy máu răng sâu cần phải có sự can thiệp của nha sỹ
Chảy máu răng sâu là tình trạng phát sinh từ bên trong, muốn điều trị cần có sự can thiệp của bác sỹ mới có thể giải quyết được. Nha sĩ sẽ hỗ trợ điều trị cho bạn để chấm dứt tình trạng chảy máu răng sâu bằng cách sử dụng phương pháp nha khoa phù hợp. Chỉ khi đó, răng mới không còn nhảy máu. Cơn đau chấm dứt và có thể bảo tồn được răng. Thồng thường, với trường hợp nặng như chảy máu răng sâu thì việc điều trị nội nha là điều cần làm trước tiên nhằm loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh. Hàn răng cũng sẽ được tiến hành nhằm trám bít lại khoang rỗng khuyết tủy và mô răng, đảm bảo phục hình cho răng cũng như hạn chế tối đa sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây bệnh.
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ