Răng hàm là phần răng nằm phía sâu bên trong khuôn hàm, bao gồm 8 răng hai bên hàm, cả ở trên và ở dưới. Một số người sau khi mọc răng khôn thì cũng có thể coi đó là một răng hàm và chiếc răng này cũng rất hay gặp phải vấn đề răng miệng như sâu răng.
Sâu răng hàm do rất nhiều nguyên nhân gây ra
Sâu răng hàm thường do những nguyên nhân sau đây:
+ Việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Vì là phần răng trong cùng, bề mặt lại khá gồ ghề nên bàn chải răng khó tiếp xúc để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
+ Ăn hoặc uống đồ có chứa nhiều axit, gây mòn men răng và tạo điều kiện để vi khuẩn dễ tấn công hơn.
+ Một số đồ ăn nhiều đường và nhiều mảng vụn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng hàm bị sâu.
+ Một số trường hợp, răng khôn (răng số 8) mọc lệch hay mọc ngầm, đâm xiên sang răng số 7 và gây tổn thương răng, khiến vi khuẩn xâm nhập vào và gây sâu.
Răng khôn mọc cũng có thể gây ảnh hưởng đến răng hàm, gây sâu răng
Răng hàm là răng ăn nhai cực kì quan trọng, là cầu nối giúp nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Chính vì thế, sâu răng hàm sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ăn nhai hàng ngày.
Ngoài ra, sâu răng hàm còn dẫn đến hàng loạt những biến chứng sau:
+ Gây ra bệnh viêm lợi chùm, viêm nướu, viêm nha chu…
+ Vi khuẩn thâm nhập qua lỗ sâu răng vào mạch máu phía bên trong, làm suy giảm hệ miễn dịch.
Răng sâu có thể ảnh hưởng đến tủy răng và xương hàm
+ Những người mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiểu đường… có khả năng bị nặng hơn nếu mắc thêm bệnh sâu răng hàm.
+ Gây tình trạng nhiễm trùng chóp, áp xe xương ổ răng.
+ Nếu để vết sâu lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng và xương hàm, gây ra những cơn đau nhức dữ dội.
+ Bệnh nếu để lâu, vét sâu nặng hơn có thể gây mất răng hoàn toàn.
3/ Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không?
Răng hàm sâu có nên nhổ là hầu hết thắc mắc của bệnh nhân. Thực chất, việc có cần nhổ răng hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ sâu của răng. Để khắc phục tình trạng sâu răng hàm, có rất nhiều biện pháp như:
Đây là biện pháp đơn giản và tiết kiệm nhất, áp dụng trong trường hợp răng sâu nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy răng bên trong. Trám răng sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vết sâu, đồng thời giúp răng khôi phục lại hình dáng và chức năng ban đầu.
KH thực hiện trám răng sâu tại Nha khoa Paris. Lưu ý hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể
Bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu, sau đó, chụp một mão sứ bên ngoài để ngăn sứ tấn công trở lại của vi khuẩn, đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai được thực hiện dễ dàng hơn.
Đây là biện pháp cuối cùng được đưa ra khi răng đã sâu quá nặng, không thể tiếp tục bảo tồn bằng các biện pháp thông thường. Các bác sĩ sẽ buộc phải nhổ răng để tránh vết sâu lan rộng sang các răng kế cận, sau đó trồng lại một răng mới thay thế răng mất để tránh hiện tượng tiêu xương hàm và đảm bảo ăn nhai.
Đến gặp bác sĩ khi thấy những dấu hiệu của bệnh sâu răng hàm
Khi phát hiện thấy những dấu hiệu của sâu răng hàm, bạn nên đến nha khoa kịp thời để các bác sĩ kiểm tra cụ thể và có hướng điều trị phù hợp nhất. Bệnh điều trị càng sớm sẽ càng đơn giản và tiết kiệm được chi phí cho khách hàng.
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ