Sâu răng là sự xâm nhập của vi khuẩn làm tổn thương đến các mô răng lành, dần dần phá hủy cấu trúc của răng. Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen.
Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào. Dần dần, nếu không được điều trị kịp thời, lỗ sâu sẽ lan tới tủy gây viêm tủy, thậm chí là phải nhổ răng.
Sâu răng chủ yếu do vi khuẩn Streptococcus Mutans gây nên. Vi khuẩn thường bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng.
Khi mà thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột mà không được vệ sinh sạch sẽ thì các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. Màng bám răng không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi và viêm chân răng.
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu là một trong những cách giúp điều trị răng chớm sâu. Tái khoáng tức là dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu, giúp thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp điều trị răng sâu đơn giản, hiệu quả, an toàn và không đau nhức.
Cách chữa sâu răng hàm bằng hàn trám răng cũng là phương pháp phổ biến nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu. Sau khi nạo sạch vết sâu thì chất liệu hàn trám sẽ được đưa vào để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng để không lưu vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng, giúp khôi phục chức năng ăn nhai của răng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ.
Với trường hợp răng sâu nặng thì việc hàn trám thông thường không mang lại hiệu quả cao. Khi đó, bác sỹ có thể chỉ định kỹ thuật trám Inlay/Onlay hoặc bọc răng sứ để bảo tồn tối đa cho răng sâu.
Bên cạnh cách điều trị răng sâu thì việc giữ gìn vệ sinh răng miệng có ý nghĩa quyết định đến việc hạn chế tình trạng răng sâu. Lấy cao răng định kỳ 4-6 tháng/lần cũng giúp loại bỏ những mảng bám trên răng – một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến bệnh lý sâu răng. Xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris theo địa chỉ số 39 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc thông qua số điện thoại 0943 776699. Các bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn một cách cụ thể nhất.
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ