hotline

Răng sâu không được điều trị có nguy hiểm hay không?

Câu hỏi:

Chào bác sỹ. Em có hai chiếc răng hàm bị sâu gây đau nhức và một trong 2 chiếc bị vỡ mẻ một chút. Em khá là sợ điều trị bệnh lý răng tại phòng khám, đặc biệt là sợ đau. Em muốn hỏi răng sâu không được điều trị có nguy hiểm hay không ạ? Liệu có thể tự vệ sinh răng miệng tại nhà mà không cần điều trị được không thưa bác sỹ? (Hồng Giang – Phú Thọ).

Trả lời :

Chào bạn Hồng Giang!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.

Nguyên nhân gây sâu răng là do vi khuẩn mà chủ yếu là Streptococcus Mutans gây nên. Vi khuẩn lên men chất bột đường trong thực phẩm tạo ra acid. Acid hòa tan chất khoáng của răng tạo ra lổ trên bề mặt men răng gọi là sâu răng. Sâu răng cũng có thể do khiếm khuyết của men răng. Men răng dễ hòa tan trong acid do cấu tạo thành phần muối khoáng ở bề mặt men răng. Bề mặt men răng có nhiều trũng, rãnh sâu, dễ động thức ăn nhưng khó chải rửa sạch. Thức ăn là nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn, sinh acid gây sâu răng tại các trũng, rãnh.

Sâu răng ban đầu chưa có dấu hiệu đau nhức nhưng dần dần lỗ sâu sẽ xuất hiện trên bề mặt nhai gây đau nhức dữ dội. Khi vấn đề mà không chữa trị, vi khuẩn sẽ từ từ ăn sâu vào bên trong răng, theo đường tủy đi xuống phần xương bên dưới và ăn lan ra xung quanh. Bệnh cứ tiếp diễn âm thầm, mủ được sinh ra nhưng chỉ nằm bên dưới chân răng, cho đến khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút có thể bùng lên gây cơn đau cấp, có thể là viêm tủy cấp, áp-xe cấp, viêm mô tế bào cấp. Có nhiều trường hợp sâu răng không được chữa trị kịp thời cho đến khi vết sâu lan rộng và không thể bảo tồn nên phải nhổ răng sâu. Ngoài ra, sâu răng còn có thể gây ảnh hưởng tới răng xung quanh, gây viêm nướu thậm chí gây nhiễm trùng máu. Do đó, bạn không nên băn khoăn răng sâu không được điều trị có nguy hiểm không và nếu có dấu hiệu sâu răng cần đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh gây nên những biến chứng về sau. Mọi biện pháp vệ sinh chỉ giúp làm sạch răng miệng mà không thể giải quyết triệt để nguồn gốc của sâu răng.

Thông thường với trường hợp răng chớm sâu, bác sỹ có thể điều trị bằng cách tái khoáng tức là dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào nơi răng bị sâu, giúp hạn chế quá trình hủy khoáng do acid gây nên. Nếu lỗ sâu đã hình thành ở mức độ lớn hơn thì hàn trám răng sẽ được áp dụng với chất liệu trám là amalgam hoặc composite. Kỹ thuật trám này hoàn toàn không đau và miếng trám tồn tại tốt trong một thời gian dài. Loại trám này chỉ dùng để bít các rãnh trên mặt nhai của các răng chứ không phải trám kẽ giữa hai răng kế cận nhau. Với trường hợp răng sâu nặng, bị vỡ mẻ nhiều thì tốt nhất nên bọc răng sứ để bảo tồn răng một cách tối đa sau khi đã thực hiện các phương pháp điều trị răng sâu.

Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến bệnh sâu răng, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của bạn một cách chi tiết nhất.

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x