Cao răng là những mảng bám bị vôi hóa do hợp chất muối canxi carbonat và phosphate trong nước bọt, là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh răng miệng, viêm họng hầu làm giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Nếu không lấy cao răng lâu năm thì vi khuẩn trong cao răng sẽ gây ra viêm nướu với các biểu hiện như: miệng có mùi hôi, chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn là bệnh viêm nha chu dẫn đến tiêu xương răng, cuối cùng có thể làm răng lung lay và mất răng.
Ngoài ra, vi khuẩn trong cao răng cũng là tác nhân gây ra các bệnh ở miệng và họng như: viêm niêm mạc miệng , lở miệng, viêm họng, viêm amidan…
Lấy cao răng tốt cho sức khỏe răng miệng
Lấy cao răng là phương pháp làm sạch những mảng bám cao răng cứng chắc, làm sạch thân răng cũng như khoang miệng, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh giúp ngăn ngừa bệnh lý răng miệng, hôi miệng và trả lại hàm răng trắng bóng ban đầu.
– Ảnh hưởng khi lấy cao răng nhiều
Việc tác động đến cao răng hoặc lấy cao răng nhiều mà khoảng cách giữa các lần lấy quá gần nhau là không nên. Nếu sau mỗi tháng đi lấy cao răng một lần thì nguy hại cho răng là hiển nhiên: men răng bị mòn dễ bị sâu răng, ê buốt răng. Hơn nữa nó là việc làm không cần thiết vì sau một tháng mảng bám chưa thể tạo ra các mảng bám lớn có thể nhìn thấy. Sau một lần lấy cao răng, răng của bạn cần được “thư giãn” và tái tạo lại sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ ăn nhai và tô điểm cho nụ cười.
– Thời gian lấy cao răng thích hợp
Bạn nên kiểm tra định kỳ sau mỗi 3 – 6 tháng để kiểm tra xem có cao răng hay không. Đây cũng là dịp để bạn phát hiện sớm bệnh lý răng miệng nếu có. Việc lấy cao răng định kỳ với khoảng thời gian phù hợp hoàn toàn không có hại gì cho răng, những cảnh báo về tác hại của lấy cao răng chỉ có khi bạn lạm dụng.
Khi mới lấy cao răng, răng của chúng ta rất nhạy cảm cần được chú ý chăm sóc để tránh làm tổn hại men răng và kéo dài thời gian tái bám của mảng bám cao răng:
– Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối
– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
– Súc miệng với nước muối pha loãng
Sau khi lấy cao răng cần chú ý chăm sóc răng miệng
– Chú ý chế độ ăn uống:
+ Nên sử dụng nhiều các loại ngũ cốc, các loại trái cây như cam, táo.. Các loại rau củ quả như cà rốt hay rau giòn như bông cải, súp lơ, dưa leo, rau diếp… cũng giúp hạn chế sự phát triển của cao răng.
+ Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường, chất ngọt như bánh kẹo, socola bởi đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng sâu nặng hoặc viêm nhiễm nướu khi vi khuẩn có thể cư ngụ, thải độc tố và tạo ra axit làm hỏng răng.
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ