hotline

Những lưu ý khi lấy cao răng để đạt hiệu quả tốt nhất

Cao răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Lấy cao răng định kỳ là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý khi lấy cao răng để đạt hiệu quả tốt nhất, kéo dài thời gian tái bám của cao răng.

1/ Lấy cao răng nên ăn gì?

Sau khi lấy cao răng, men răng và nướu rất yếu, dễ bị ảnh hưởng của vi khuẩn cũng như các tác động từ bên ngoài. Do đó có nhiều điều cần lưu ý khi lấy cao răng, đặc biệt là chế độ ăn uống. Vậy sau khi lấy cao răng, nên và không  nên ăn gì?

Nên ăn gì?

– Đồ tinh bột nhẹ nhàng như cơm trắng, bánh mì, ngũ cốc, mì sợi…

– Các loại hoa quả như táo, chuối, dâu tây, mía,..

– Các loại rau củ giòn như bông cải, súp lơ, dưa leo, rau diếp…

– Uống nhiều nước lọc hoặc soda trong suốt, để các mảng bám trên răng phần nào được loại bỏ.

Những lưu ý khi lấy cao răng để đạt hiệu quả tốt nhất 1

Nên ăn gì sau khi lấy cao răng?

Các loại rau củ này tốt cho sức khỏe răng miệng vì khi sử dụng chúng có sự cọ xát vào răng, được ví như bàn chải tự nhiên làm sạch răng, loại bỏ các mảng bám răng. Ngoài thực đơn trên cần lưu ý sau khi cạo vôi răng không nên ăn một số thực phẩm.

Không nên ăn:

– Các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, làm tăng cường tổn hại đến men răng.

– Các loại thực phẩm, đồ uống có chứa chất tạo màu, nhiều axit như cà phê, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt, nước tương, nước xốt cà chua, socola,…

– Các loại đồ ăn quá mềm và dính. Vì chúng rất khó vệ sinh, dễ bám vào răng và khiến các vi khuẩn và vụn thức ăn khác bám vào, hình thành nên cao răng.

2/ Chăm sóc sau khi lấy cao răng

Ngoài thực đơn hàng ngày thì chăm sóc răng đúng cách cũng rất cần lưu ý khi tẩy cao răng.

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Thay bàn chải định kỳ 2-3 tháng/ lần.

Những lưu ý khi lấy cao răng để đạt hiệu quả tốt nhất 2

Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của nha sỹ

– Đánh răng đúng cách, theo chiều dọc hay tròn, tránh chải theo chiều ngang vì sẽ làm men răng bị mòn và ngày càng yếu đi. Chải răng bằng lực vừa phải.

– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các thức ăn còn mắc trong kẽ răng.

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch y tế chuyên dụng.

3/ Lấy cao răng bị chảy máu

Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản và không hề gây đau đớn hay nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu lấy cao răng bằng phương pháp truyền thống, sử dụng dụng cụ lấy cao răng bằng tay có thể gây chảy máu chân răng đặc biệt là cao răng dưới nướu. Cao răng dưới nướu hình thành do lâu ngày không lấy cao răng. Khi dùng dụng cụ thông thường để lấy cao răng dưới nướu sẽ đau hơn bình thường và có thể chảy máu răng.

Những lưu ý khi lấy cao răng để đạt hiệu quả tốt nhất 3

Lấy cao răng dưới nướu bằng phương pháp truyền thống dễ gây chảy máu

Công nghệ lấy cao răng siêu âm sử dụng máy siêu âm với đầu lấy cao siêu nhỏ kết hợp với độ rung của sóng siêu âm sẽ lấy sạch hết các mảng vôi dưới nướu mà không tổn thương đến nướu, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu.

Do vậy khi lấy cao răng, bạn cần lưu ý lựa chọn cơ sở nha khoa có uy tín để đảm bảo an toàn và có hiệu quả chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Tìm hiểu thêm:

>>> Có nên lấy cao răng khi mang thai hay không?

>>> Lấy cao răng siêu âm và những điều cần biết

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x