hotline

Khô miệng khi mang bầu có hại không?

Thưa bác sĩ, em đang mang bầu được 2 tháng, em bị nghén và khô miệng dẫn đến chán ăn, làm cho cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi. Vậy triệu chứng khô miệng khi mang bầu của em có hại không? Mong được bác sĩ tư vấn (Thanh Thanh – Cầu Giấy).

Cảm ơn bạn Thanh Thanh đã gửi câu hỏi đến Nha khoa Paris. Khô miệng khi mang bầu là trường hợp khá phổ biến của phụ nữ khi mang thai. Tình trạng này không gây hại đến mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khô miệng khi mang bầu sẽ gây ra rối loạn trong sinh hoạt khiến cho cơ thể mệt mỏi, vậy làm thế nào để khắc phục?

khô miệng khi mang bầu 1

1. Nguyên nhân nào dẫn đến khô miệng khi mang bầu?

+ Không cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Nhu cầu cấp nước ở bà bầu cao hơn người bình thường, do vậy, uống ít nước gây ra khô miệng, khô cổ họng.

khô miệng khi mang bầu 2

+ Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến cho một số chức năng có thể bị rối loạn. Tuyến nước bọt hoạt động kém là một nguyên nhân gây bệnh khô miệng khát nước.

+ Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.

Sử dụng kem đánh răng chứ Flour cao hoặc nước súc miệng nhiều cồn gây khô miệng. Do vậy trước khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để tránh khô miệng khi mang bầu.

+ Thói quen ăn uống chưa hợp lý.

Sử dụng sản phẩm có quá nhiều đường hay các sản phẩm chứa chất kích thích gây ra tình trạng khô miệng nặng hơn. Khô miệng khi mang bầu còn tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển có thể gây sâu răng hoặc áp xe tuyến nước bọt.

2. Khắc phục tình trạng khô miệng khi mang bầu

Bổ sung nước cho cơ thể

  • Uống đủ nước giúp giữ ẩm cho khoang miệng là cách hạn chế khô miệng hiệu quả nhất.
  • Không uống quá nhiều nước trong 1 lần hay chỉ uống khi khát. Khi uống nước thì uống từng ngụm nhỏ nhấp từ từ để tạo độ ẩm cho khoang miệng.

khô miệng khi mang bầu 4

+ Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả
  • Không sử dụng sản phẩm chứa cồn, chất kích thích. Không ăn đồ quá mặn

+ Có thể dùng máy tạo độ ẩm xung quanh môi trường sống và làm việc

+ Có thể sử dụng thêm một số loại nước bọt nhân tạo khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh việc khô miệng khi mang bầu thì hiện tượng khô miệng khi ngủ cũng rất phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo thêm.

Trên đây là một số tư vấn cho tình trạng khô miệng khi mang bầu. Để được tư vấn tốt nhất bạn đọc nên đến cơ sở nha khoa thăm khám kịp thời.

Nếu có các thắc mắc mời bạn đọc gửi form đăng ký theo mẫu hoặc liên hệ Hotline:1900.6900 để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Nguồn: http://bocrangsu.net.vn/kho-mieng-khi-mang-bau-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc.html

XEM THÊM:

>> BỊ KHÔ MIỆNG KHÁT NƯỚC VỀ ĐÊM PHẢI KHẮC PHỤC RA SAO?

>> BÊNH KHÔ MIỆNG VÀ NHỮNG HẬU QUẢ KHÓ LƯỜNG

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x