hotline

Khô miệng khát nước do đâu và cách điều trị dứt điểm

Khô miệng khát nước là vấn đề khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, nhiều người không biết đây là bệnh có thể gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe răng miệng. Hi vọng qua bài viết sau đây, bạn sẽ hiểu nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm tình trạng này.

1. Khô miệng khát nước là gì

Khô miệng khát nước là hiện tượng miệng tiết ít, tiết không đủ nước bọt khiến miệng trở nên khô, luôn có cảm giác khát nước và môi trở nên nứt nẻ.

Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lí mà còn gây nhiều khó khăn trong ăn uống, giao tiếp, thay đổi vị giác, thậm chí nhiễm trùng răng miệng, thúc đẩy quá trình thoái hoá răng do môi trường miệng trở nên acid hoá, mất đi các men, chất khoáng có vai trò miễn dịch bảo vệ răng.

Khô miệng khát nước do đâu và cách điều trị dứt điểm 1

Hiện  tượng khô miệng khát nước khá nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây khô miệng khát nước

Khô miệng khát nước có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sau:

  • Do mắc một sốbệnh về tuyến nước bọt. Vi khuẩn và một số loại nấm có khả năng phá hủy các mô tuyến nước bọt, làm giảm chức năng tiết nước bọt.
  • Do tuổi tác: Càng lớn tuổi, khả năng tiết nước bọt sẽ ngày càng ít dần. Các triệu chứng rối loạn nước bọt, gây khô miệng sẽ nặng dần khi về già. Nước bọt dần trở nên ít hơn, đặc hơn, niêm mạc miệng đỏ, khô, lưỡi bóng, gây khó chịu khi ăn uống
  • Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ khô miệng như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống nôn, thuốc đau đầu, những loại có chứa anticholigergic gây ức chế thần kinh bài tiết.
  • Do một số bệnh lí khác ví dụ như tiêu chảy, đái tháo đường, mồ hô trộn, rối loạn nội tiết, tổn thương dây thần kinh tuyến nước bọt,…

3. Cách điều trị chứng khô miệng khát nước

Để trị chứng khô miệng khát nước, bạn lưu ý áp dụng những biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước, từ 2-3 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ lượng nước và uống đều đặn để giúp cho miệng bớt khô.  Tuy nhiên, bạn chú ý uống nước lọc, tránh các loại nước có nhiều đường hoặc cafein.
  • Sử dụng kẹo cao su không đường để vừa kích thích tiết nước bọt, vừa đem lại hơi thở thơm mát.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và dùng các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng.

Khô miệng khát nước do đâu và cách điều trị dứt điểm 2

Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để giảm thiểu khô miệng

  • Không sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường hoặc có tính axit cao vì chúng có thể làm gia tăng nguy cơ sâu răng. Hạn chế thịt, pho mát, chất béo có mùi mạnh, chất caffeine bởi chúng làm giảm tiết nước bọt, khiến miệng của bạn khô hơn.
  • Chải răng thường xuyên với kem đánh răng chứa fluoride, ngăn ngừa sâu răng.
  • Không dùng các loại nước súc miệọa chứa cồn vì đây là chất gây khô miệng. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày để làm sạch khoang miệng và chống viêm nhiễm.
  • Sử dụng son dưỡng ẩm môi để tránh nứt nẻ
  • Nếu bạn bị khô miệng khát nước do thuốc hoặc mắc các bệnh lý dẫn đến khô miệng thì nên đi kiểm tra, thăm khám để tìm cách giải quyết thích hợp.

Trên đây là một số điều bạn cần biết về hiện tượng khô miệng khát nước. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ hotline 1900.6900 để được tư vấn. Chúc bạn có hàm răng đẹp và khỏe mạnh!

Xem thêm:

Tại sao bị khô miệng khát nước về đêm? Cách khắc phục hiệu quả

Cảnh báo nguy hiểm khi bị khô miệng hay khát nước về đêm!!!

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x