hotline

Chảy máu chân răng nguyên nhân do viêm nha chu ?

Chảy máu chân răng do viêm nha chu ?  là một trong những triệu chứng cho thấy trong nhiều bệnh lý như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi, viêm nha chu. Đây cũng là những vấn đề về sức khỏe răng miệng của đại đa số người Việt hiện nay.
Bệnh nhân thỉnh thoảng bị chảy máu chân răng chỉ do những nguyên nhân đơn giản như khi đánh răng, xỉa tăm, có khi chép miệng cũng chảy máu. Có người nhiều bệnh nhân thường tự nhủ bảo do thiếu vitamin C nhưng đã uống rất nhiều vitamin C mà không khỏi. Và cũng đã tìm đến các chuyên gia sức khỏe răng miệng của chúng tôi để tư vấn tại sao tôi lại bị như vậy và phải chữa thế nào?

Chảy máu chân răng nguyên nhân do đâu ?

Bác sĩ : chuyên gia tư vấn sức khỏe răng miệng nha khoa PARIS  sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này : Chảy máu chân răng (nói đúng hơn là chảy máu lợi răng) là triệu chứng có thể thấy trong nhiều bệnh như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi, viêm nha chu… Nhưng chủ yếu nhất là do viêm nha chu (viêm nướu).

Chảy máu chân răng nguyên nhân do viêm nha chu ? 1

Chảy máu chân răng do đâu ?

Khi bị viêm nha chu cấp ta thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn uống những thức ăn quá mặn, quá nóng… Soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm, sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau. Nếu bị viêm lâu ngày chỗ bị viêm chỉ hơi sưng có viền cổ răng, không đau nữa nhưng điều làm người bệnh khó chịu và lo lắng là dễ chảy máu ở chân răng.
Nguyên nhân gây viêm nha chu có rất nhiều, có thể là một trong những biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, tim mạch, bệnh về máu… Nhưng đa số do nguyên nhân chủ yếu là do giữ vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, viêm nha chu, tụt lợi. Ăn uống xong không súc miệng, chải răng không được sạch cặn thức ăn vẫn còn đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành lớp mảng bám bẩn dễ gây viêm lợi và sâu răng.
Muốn chữa khỏi chảy máu chân răng, phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị chứ không chỉ có uống vitamin C không thôi thì không thể khỏi, vì vitamin C chỉ chủ yếu giúp bạn tăng sức đề kháng. Bạn nên đến chuyên khoa RHM để thăm khám bệnh, tìm nguyên nhân chảy máu và điều trị theo chỉ định của nha sỹ.
Bạn nên chủ động định về sức khỏe răng miệng của chính mình thì nên đi nha sỹ định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng răng của mình để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng nhé.

Giải đáp : Cao răng là gì ? Tại sao lại phải lấy cao răng thường xuyên

♦ Cao răng là gì ?

Cao răng là hợp chất lắng cặn cứng của một loạt các thành phần gồm: muối vô cơ (canxi carbonat và phốt phát), cặn mềm (mảnh vụn thức ăn), các chất khoáng trong miệng, xác các tế bào biểu mô, vi khuẩn và lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu.

Chảy máu chân răng nguyên nhân do viêm nha chu ? 2

Lấy cao răng là gì, tại sao cần phải lấy cao răng ?

– Đặc điểm nhận dạng cao răng là gì?

Cao răng là gì không quá khó để nhận biết khi nó xuất hiện trên răng. Cao răng thường có màu vàng nhạt, đậm hoặc màu nâu đen.

Cao răng thường bám ở mép lợi và rất cứng chắc, không dễ lấy cao răng đi bằng cách chải răng thông thường. Cao răng sẽ dày lên từng ngày nếu không được làm sạch kịp thời.

 Phân loại cao răng

Cao răng là gì? Cao răng có 2 loại chính là:cao răng thường và huyết thanh. Sự biến thể từ cao răng thường sẽ chuyển thành cao răng huyết thanh. Cụ thể là khi cao răng thường bám chắc trên răng, gây viêm lợi, vùng bị viêm này sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu này sẽ ngấm ngược lại vào cao răng và tạo cho cao răng màu nâu đỏ. Đó gọi là cao huyết thanh.

– Cao răng hình thành như thế nào?

Khi chúng ta ăn uống, khoảng 15 phút sau sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Màng này không cứng chắc và có thể được lấy sạch bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng nếu không được làm sạch, vi khuẩn sẽ tích tụ dày lên và cứng chắc hơn tạo thành cao răng khó làm sạch.

♦ Lấy cao răng là gì? – Tại sao nên lấy cao răng ?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia nha khoa Thế giới, khoảng 70% trọng lượng của cao răng là vi khuẩn. So sánh dễ hiểu nhất là cứ khoảng 1 mg mảng bám (kích thước bằng đầu tăm) có chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Do đó, sức tàn phá men răng của cao răng là rất lớn, có thể dẫn đến một loạt các bệnh như viêm lợi, nha chu, sâu răng, viêm chóp, chảy máu chân răng, viêm tủy, hôi miệng, ê buốt răng, răng lung lay, tiêu xương, tụt nướu, dài chân răng.

Những tác hại của cao răng dưới đây sẽ “thúc” bạn lấy cao răng ngay lập tức:

– Gây bệnh lý răng miệng : cao răng chính là thủ phạm đầu tiên và số 1 gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm, gia tăng sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn, mảng bám trên mặt răng.

– Làm xỉn màu răng : Cao răng cũng được xếp vào những nguyên nhân khiến men răng bị xỉn màu. Cao răng có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào thời gian tích tụ bao lâu. 

– Hôi miệng

Hôi miệng tuy không phải bệnh lý nguy hiểm, không lây từ người này sang người khác nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới giao tiếp hàng ngày. Cao răng là sự tích tụ của các mảng bám, xác tế bào vi khuẩn, sắt trong huyết thanh, các hợp chất của lưu huỳnh nên gây ra mùi khó chịu.

Nếu cao răng không được làm sạch, khi môi trường miệng khô sẽ khiến cho bệnh hôi miệng trở nên khó chịu hơn.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc chảy máu chân răng nguyên nhân do đâu và tại sao nên lấy cao răng thường xuyên , nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề răng miệng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho bạn . Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bạn những điều thú vị và bổ ích . Cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ .

Nguồn : http://laycaorang.vn/nhung-nguyen-nhan-chay-mau-chan-rang-ban-nen-biet.html

Xem thêm :

⇒ Mách bạn 5 cách lấy cao răng tại nhà hiệu quả

⇒ Tình trạng hôi miệng và chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x