Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có nhiệm vụ chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Nướu khỏe mạnh sẽ ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm hại răng.
Các bệnh lý liên quan đến nha chu là viêm nướu và viêm nha chu. Khi mô mềm quanh răng không khỏe mạnh thì bạn sẽ đứng trước nguy cơ mất răng vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.
Sự khác biệt giữa nướu khỏe và nướu bị bệnh
Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh nha chu, chúng ta cần biết những nguyên nhân gây bệnh là gì. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
+ Do thói quen ăn uống không tốt, dùng đồ ăn có nhiều mảnh vụn, có tính acid cao hoặc hút thuốc lá quá nhiều, uống nhiều rượu bia cũng tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công nha chu.
+ Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nha chu là cao răng. Do vệ sinh răng miệng hàng ngày không đảm bảo khiến hình thành các mảng bám vi khuẩn cao răng quanh chân răng.
+ Ngoài ra, còn do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn…
Khi mắc bệnh nha chu bạn sẽ thấy vôi răng đóng nhiều ở cổ răng đã lan sâu vào nướu, nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, thậm chí ấn vào còn chảy mủ ra. Trường hợp nặng còn xuất hiện túi mủ, tụt lợi, răng lung lay và thưa dần. Khoang miệng sẽ có mùi hôi khó chịu, hôi miệng là bệnh gì, đây chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh nha chu.
Khi phát hiện bị bệnh nha chu bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị cụ thể. Thông thường khi chữa bệnh nha chu, bác sĩ sẽ xem xét mức độ bệnh của bạn và đưa ra phương án phù hợp nhất.
+ Ở giai đoạn đầu, khi bệnh chưa nghiêm trọng: Bác sĩ sẽ chi định điều trị bằng thuốc. Một số loại thuốc chữa bệnh nha chu hiệu nghiệm như gel giảm đau, gel chống viêm Kamistad-Gel, viên ngậm chống nhiễm khuẩn Lemocin…và một số loại kháng sinh giảm đau và thuốc corticoid.
Lấy cao răng là thao tác bắt buộc khi chữa bệnh nha chu
+ Ở giai đoạn tiếp theo, bệnh nha chu phát triển nặng hơn: Giai đoạn này việc dùng thuốc chỉ hỗ trợ điều trị chứ không khỏi tận gốc được. Mô mềm bị viêm nặng hơn, xuất hiện túi mủ nha chu, thậm chí là tụt lợi làm lộ chân răng khiến răng lung lay và rụng dần. Bắt buộc bác sĩ phải tiến hành lấy cao răng, làm sạch khoang miệng và loại bỏ nguyên nhân chính gây bệnh. Với bệnh nha xuất hiện túi mủ, các nha sĩ sẽ làm sạch túi mủ tránh để tồn tại lâu sẽ dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn.
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc tại nhà để đẩy nhanh quá trình điều trị. Chính bản thân người bệnh cũng nên có hành động để bảo vệ răng miệng tránh bệnh nha chu tái phát như vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng đúng cách, súc miệng bằng nước muối sinh lý, tránh hút thuốc lá, hạn chế đồ ngọt, rượu bia, tái khám và thực hiện lấy cao răng định kì 3 – 6 tháng/lần…
Với những chia sẻ về cách chữa bệnh nha chu, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi gặp phải bệnh lý này. Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6900, các bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết cho bạn. Cảm ơn bạn rất nhiều. Thân!
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ