Tủy răng là một tổ chức đặc biệt một mạng lưới mạch máu và dây thần kinh nằm trong một hốc giữa ngà răng. Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Tủy răng rất quan trọng, là “cơ quan đầu não” của răng được bảo vệ kiên cố bên trong ngà răng và men răng, được coi là nguồn sống của răng. Sau khi lấy tủy răng, răng sẽ trở nên giòn hơn và dễ bị vỡ khi chịu tác động từ bên ngoài.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng nhưng chủ yếu là do các loại vi khuẩn tồn tại trong miệng. Các loại vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập vào tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu răng và qua các cuống răng… Ngoài ra viêm tủy răng có thể có nguyên nhân do hóa chất, do yếu tố vật lý (sang chấn, thay đổi áp suất môi trường…). Tủy răng không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng, và có thể sẽ phát sinh các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng hoặc viêm xương.
Tủy răng không dễ dàng bị viêm, chỉ khi các lớp bảo vệ bên ngoài bị vỡ, rạn nứt làm lộ tủy răng, từ đó vi khuẩn mới xâm nhập được đến tủy răng. Vi khuẩn sẽ tấn công bằng hai đường là xâm nhập từ lỗ sâu răng hoặc từ chóp răng do viêm nha chu gây nên.
Việc điều trị viêm tủy răng (nội nha) như thế nào tùy thuộc vào tình trạng viêm và cấu trúc răng, bác sỹ có thể tiến hành chụp X-quang để biết tình trạng của bệnh nhân. Lấy tủy chính là quá trình điều trị lấy sạch tủy bị tổn thương, trám bít chặt hệ thống ống tủy ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp loại bỏ viêm nhiễm và bảo tồn mô răng còn lại.
1. Thăm khám và xác định tình trạng của răng
Thăm khám và chụp X quang kiểm tra răng miệng tổng quát là bước đầu tiên và bắt buộc của việc điều trị tủy. Việc chụp phim chính là cách xác định chính xác hơn mức độ tổn thương của răng cần chữa tuỷ. Căn cứ vào đó, bệnh nhân sẽ được thông báo về tình trạng răng miệng của mình, kế hoạch điều trị, thời gian và giá tiền lấy tủy răng cụ thể.
2. Gây tê lấy tuỷ
Gây tê cũng là một trong những bước cần thiết trong quy trình lấy tủy bởi phương pháp điều trị nội nha ít nhiều sẽ gây đau nhức răng cho bệnh nhân. Đê cao su là một miếng cao su được đặt ôm sát vào răng chữa tuỷ, là phương tiện cách ly khỏi nước bọt – nguồn chứa vi khuẩn trong miệng, đảm bảo cho răng được nội nha trong môi trường khô, sạch.
3. Làm sạch và tạo hình ống tuỷ
Trước khi lấy tủy, bác sỹ sẽ tiến hành mở tủy, bác sĩ sử dụng mũi khoan để mở đường vào tuỷ răng. Đường vào này rất quan trọng và phải đủ rộng để bác sĩ có thể lấy sạch tuỷ răng trong toàn bộ hệ thống ống tuỷ và dễ dàng trám kín ống tuỷ sau này. Việc mở tủy đòi hỏi bác sỹ phải có chuyên môn giỏi và kinh nghiệm lâu năm để xác định chính xác vị trí của tủy.
Sau khi mở tủy, nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ bằng tay hay bằng máy để lấy sạch tuỷ răng, vi khuẩn…, tạo hình ống tuỷ đồng thời kết hợp với việc bơm rửa nhiều lần. Bác sĩ sẽ phải làm sạch, tạo hình tới đúng chiều dài chân răng, đảm bảo không còn mô tuỷ hay vi khuẩn còn sót lại trong ống tuỷ. Tiếp đó, nha sỹ sẽ tiến hành đặt thuốc sát khuẩn buồng tủy sau khi đã lấy hết các mô bệnh.
4. Trám bít ống tuỷ
Đây là bước cuối cùng của việc lấy tủy. Tủy sau khi đã làm sạch, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy. Quá trình trám bít ống tuỷ là sử dụng xi măng và vật liệu trám bít ống tuỷ gutta percha để bít kín toàn bộ hệ thống ống tuỷ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn hay các tác nhân bên ngoài vào trong buồng tủy.
Trên đây là các bước lấy tủy răng hay còn gọi là điều trị viêm tủy. Cách phòng bệnh tốt nhất là bạn nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh viêm tủy răng để có hướng điều trị thích hợp nhất. Mọi thắc mắc về điều trị nội nha lấy tủy, bạn có thể liên hệ với Nha khoa Paris để được hỗ trợ một cách cụ thể nhất.
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ