Tinh dầu tràm trong dân gian được sử dụng rất nhiều, có công dụng chữa ho, cảm sốt vào mùa đông, ngoài ra tinh chất từ dầu tràm còn giúp chữa bệnh hôi miệng rất tốt.
Cách chữa bệnh hôi miệng dân gian bằng tinh dầu tràm
– Nguyên liệu: 1 muống tinh dầu tràm + 3-5 lá bạc hà
– cách thực hiện: Giã nát lá bạc hà, trộn đều với dầu tràm, nếu quá đặc pha với 1 chút nước ấm, ngậm hỗn hợp và dùng bàn chải đánh răng chải đều 2 hàm răng, 2/ 1 ngày không nên dùng nhiều quá vì có thể khiến lưỡi mất vị và cay nóng.
Cây hương nhu có mùi thơm, vị hơi cay cay có mùi tiêu, sử dụng cây hương nhu làm thuốc chữa hôi miệng có thể làm hơi thở có mùi thơm tuy nhiên dùng nhiều có thể khiến việc ăn uống tiêu hóa khó chịu.
– Nguyên liệu: 2-3 nhanh hương nhu, lấy cả thân và lá
– Cách thực hiện: đun nước sôi sau đó thả nhánh cây hương nhu vào khoảng 3 phút thì được, dùng nước hương nhu để súc miệng sau mỗi bữa ăn, kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần mùi hôi miệng sẽ biến mất.
Trà xanh có khả năng diệt khuẩn rất tốt, búp trà xanh còn có khả năng thanh lọc cơ thể chữa bệnh hôi miệng tại nhà, sử dụng trà xanh nhiều còn giúp tóc đen và mượt hơn.
– Nguyên liệu: Trà xanh
– Cách thực hiện: Có thể nhai nát trà xanh tuy nhiên sẽ rất đắng, bạn nên đun nước trà xanh để uống vào mỗi buổi sáng, có thể khiến cơ thể tỉnh táo hơn, mùi hôi từ khoang miệng cũng biến mất.
Chanh có tính axit, thành phần axit tự nhiên nên tương thích với cơ thể, dùng chanh có thể làm sạch cao răng, 1 trong những yếu tố gây mùi hôi miệng.
Các khử mùi hôi miệng bằng chanh tươi
– Nguyên liệu: Muối + Chanh tươi
– Cách thực hiện: Chà vỏ chanh lên răng, tinh dầu từ vỏ chanh sẽ làm sạch răng, dùng nước cốt chanh pha với chút muối chải đều lên răng, khoảng 5 phút thì súc miệng lại bằng nước ấm, giúp khử mùi hôi và chữa sâu răng khá tốt.
Mùi tàu còn được gọi là ngò gai, thường được sử dụng để khử mùi hôi miệng với những trường hợp hôi miệng do các bệnh về hô hấp, chỉ cần dùng lá mùi tàu đun nước để súc miệng, ăn lá mùi tàu cũng giúp bạn tiêu hóa tốt hơn.
Bệnh hôi miệng là dấu hiệu của các bệnh lý cơ thể, nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, răng bị đau nhức hãy đến cơ sở nha khoa để thăm khám để được xác định cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả nhất.
Nguồn: http://bacsirangmieng.com/cach-chua-benh-hoi-mieng-nhanh-nhat-tai-nha.html
Vấn đề quan tâm
Trồng răng thẩm mỹ