hotline

Trám răng khi cho con bú có ảnh hưởng gì không? [Chuyên gia tư vấn]

Cơ thể người mẹ khỏe mạnh sẽ có dòng sữa tốt nuôi con, đảm bảo con khỏe mạnh. Vậy trám răng khi cho con bú có ảnh hưởng gì tới bé con? Chuyên gia nha khoa sẽ giải đáp giúp bạn hiểu rõ vấn đề này!

Trám răng khi cho con bú có ảnh hưởng gì không?

Trám răng hay còn gọi hàn răng là phương pháp phục hình răng bị tổn thương như răng sâu, răng thưa, răng mẻ,… bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng. Dịch vụ trám răng được khá nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn, hiệu quả nhanh chóng và chi phí khá hợp lý. Nhưng liệu trám răng khi cho con bú có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ hay không? Câu trả lời là có thể hàn trám và không làm ảnh hưởng gì tới trẻ.

Trám răng khi cho con bú có ảnh hưởng gì không?[Chuyên gia tư vấn] 1Trám răng khi cho con bú là giải pháp an toàn nhất khi điều trị bệnh lý về răng

Vật liệu trám răng sử dụng để tái tạo lại hình thể cho răng lành tính, không gây kích ứng răng miệng. Việc trám răng khi đang cho con bú không can thiệp xâm lấn răng, không gây đau nhức nên rất an toàn, không làm ảnh hưởng tới trẻ qua sữa mẹ.

Quá trình trám răng diễn ra kha snhanh, chỉ khoảng 30 -40 phút là xong. Ở một số trường hợp, do chưa quen nên khi trám răng xong sẽ hơi vướng cộm, răng có đôi chút nhạy cảm khi gặp nhiệt độ nóng lạnh. Nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng hết và chỉ xảy ra đối với mẹ mà hoàn toàn không ảnh hưởng tới trẻ.

Trường hợp đặc biệt, khi trám răng để điều trị răng sâu vào tủy thì cần lấy sạch tủy bị viêm, sau đó mới tiến hành hàn trám. Để tránh đau nhức cho mẹ, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí cần điều trị, lượng thuốc tê ít, an toàn.

Về cơ bản thì lấy tủy chỉ gây đau cho bệnh nhân mà không ảnh hưởng đến bé. Chỉ khi bạn đang mang thai trong những tháng đầu thì những thủ thuật này mới cần hạn chế để không làm ảnh hưởng đến thai nhi có nghĩa là bạn nên cân nhắc thời gian thực hiện trám răng, hãy nghe lời tư vấn trực tiếp của nha sĩ.

Trám răng khi cho con bú có ảnh hưởng gì không?[Chuyên gia tư vấn] 2Thời gian trám răng mất khoảng vài phút là xong

Sau khi việc điều trị bệnh lý hoàn tất, nha sỹ sẽ thực hiện trám răng sâu với vật liệu trám chuyên dùng, dưới tác dụng của ánh sáng laser thì chỗ trám sẽ được đông cứng hoàn toàn chỉ trong vòng 15-20 giây.

Sau khi hàn trám, chỗ trám đông cứng và được đánh bóng thì bạn có thể ăn nhai tốt như bình thường mà không thấy cộm vướng, cảm giác đau nhức sẽ được giảm tối đa.

trám răng khi cho con bú là trường hợp khá đặc biệt, tác giả khuyên bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Tại đây sẽ có công nghệ trám răng hiện đại, đội ngũ y bác sỹ có trình độ tốt sẽ đảm bảo sự an toàn và hiệu quả phục hồi răng tốt nhất cho bạn.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ không còn lo lắng khi thực hiện trám răng điều trị bệnh lý răng khi đang cho con bú. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6900, chúng tôi sẽ giải đáp tận tình cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ này. Thân!

TÌM HIỂU THÊM:

>>> Một số mẹo chữa sâu răng tại nhà hiệu quả ngay tức thì!

>>> Để đảm bảo sức khỏe răng miệng nên đi trám răng ở đâu?

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x