hotline

Nguy hiểm khi trẻ bị áp xe răng

Đối với trẻ em, các bậc cha mẹ thường quan niệm răng sữa không phải là răng vĩnh viễn nên không điều trị sâu răng cho trẻ. Điều này là hoàn toàn sai lầm bởi nếu sâu răng ngày một nặng hơn thì hiện tượng áp xe răng ở trẻ em hoàn toàn có thể xuất hiện

Xem thêm: nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ em

Nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ em

Bé bị áp xe răng nguyên nhân chủ yếu do biến chứng của bệnh sâu răng. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày có trong mảng bám, thức ăn, nước bọt và ở khoang miệng sẽ bám vào bề mặt răng, phá hủy răng và nướu. Nếu bé không vệ sinh răng miệng kỹ càng thì vi khuẩn sẽ lan tràn vào mô tủy hay mô nướu gây ra sâu răng. Sâu răng không chỉ ảnh hưởng tới việc ăn uống, sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ. Nếu các bậc cha mẹ coi thường bệnh sâu răng của trẻ và không chữa trị thì bệnh hoàn toàn có thể biến chứng thành áp xe răng ở trẻ em.

Áp xe răng ở trẻ em và mối nguy hiểm không thể lường trước

Áp xe răng ở trẻ em chủ yếu do vệ sinh răng miệng không tốt

Ngoài ra, áp xe răng còn có thể do răng bị chấn thương, gãy vỡ, sứt mẻ là men răng bị phá hủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn vào tủy răng và gây nhiễm trùng tủy răng. Có 2 loại áp xe răng thường gặp là:

Áp xe quanh răng: là loại áp xe thường gặp ở trẻ em, áp xe bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương. Vi khuẩn xâm nhập vào răng qua những lỗ sâu vào tủy, gây ra viêm tủy. Khi tủy bị viêm sẽ mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào xương ổ răng hình thành áp-xe quanh chóp

Áp xe nha chu: là loại áp xe phổ biến ở người lớn nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em. Vi khuẩn trong mảng bám gây bệnh viêm nha chu. Nướu bị viêm có thể làm cho dây chằng nha chu tách khỏi bề mặt răng, hình thành túi nha chu. Khi túi nha chu bị nhiễm bẩn thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong túi nha chu hình thành áp xe nha chu.

Áp xe răng ở trẻ em và những mối nguy hiểm không thể lường trước

Những triệu chứng thường gặp của bệnh áp xe răng ở trẻ em thường là lợi bị sưng tấy lên, có màu đỏ thẫm, xuất hiện hiện tượng chảy dịch mủ, các răng xung quanh trồi lên và bị lung lay. Các cơn đau nhức thường xuyên xuất hiện.

Ngoài ra, bé bị áp xe răng còn bị những cơn sốt, nhức đầu, mệt mỏi trong người. Khi thở hơi thở có mùi khó chịu. Khi xuất hiện những hiện tượng này có nghĩa là vi khuẩn đã lây lan vào hàm và các mô xung quanh, thậm chí là các vùng khác ở cơ thể. Nếu áp xe không vỡ thông hết, nhiễm trùng có thể lây lan ra các bộ phận xung quanh ở đầu và cổ.

Xem thêm: nguyên nhân gây sâu răng

Bệnh áp xe răng ở trẻ em là một trong những căn bệnh răng miệng nguy hiểm nhất có thể dẫn đến cả nhiễm trùng máu, đe dọa đến tim mạch cũng như tính mạng của con người. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thì bạn cần đưa bé đến trung tâm nha khoa để khám chữa và điều trị ngay lập tức.

Áp xe răng ở trẻ em và mối nguy hiểm không thể lường trước 1

Nếu có dấu hiệu áp xe răng ở trẻ em bạn nên đưa bé đi khám chữa sớm nhất

Tùy vào từng vị trí áp xe và mức động nặng hay nhẹ các bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp. Thông thường, việc cần làm đầu tiên là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng. Nếu bé bị nhẹ thì có thể dùng thuốc trụ sinh để chống nhiễm trùng và súc miệng nước muối ấm hàng ngày. Nếu bị sốt, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ dùng các loại thuốc hạ sốt cho trẻ em.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng phương pháp trị liệu ống rễ răng để bảo tồn răng bị áp xe hoặc nặng hơn thì phải rạch áp xe để tháo mủ hoặc nhổ bỏ chiếc răng đó.

Phòng ngừa bệnh áp xe răng ở trẻ em như thế nào?

Cách phòng ngừa tốt nhất chính là vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách. Bạn nên hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng thật tốt bằng cách chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, súc miệng nước muối thường xuyên và tạo cho bé có thói quen dùng chỉ nha khoa.

Thêm vào đó, để phát hiện áp xe răng ở trẻ em cũng như các bệnh lý khác, bạn nên đưa bé đi khám răng miệng định kỳ ít nhấ 6 tháng/lần tại các trung tâm nha khoa tin cậy

Xem thêm: cách chữa sâu răng đơn giản

Áp xe răng ở trẻ em và mối nguy hiểm không thể lường trước 2

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách phòng ngừa áp xe răng ở trẻ em tốt nhất

Kiểm soát khẩu phần ăn uống của bé, tránh những thực phẩm chứa nhiều chất đường như bánh kẹo, đồ uống có ga hạn chế sự hình thành vi khuẩn. Nhưng vẫn phải ổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Trên đây là những chia sẻ của nha khoa Paris về bệnh áp xe răng ở trẻ em cho bạn đọc cùng tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh lý răng miệng và cách chữa trị, bạn hãy liên hệ với trung tâm theo hotline 1900.6900hoặc đến địa chỉ 39 Quang Trung – Hoàn Kiếm – Hà Nội để các bác sĩ tư vấn miễn phí cho bạn nhé.

nguồn: http://chuadaurang.vn/ap-xe-rang-o-tre-em-va-moi-nguy-hiem-khong-the-luong-truoc.html

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x