hotline

Bé mọc răng hàm sốt cao phải làm sao? “Chuyên gia tư vấn”

Khi bé mọc răng hàm thì sẽ gây nên cảm giác rất đau nhức và khó chịu, thậm chí không thể ăn nhai được, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để giúp bé vượt qua được giai đoạn khó khăn này và vẫn duy trì được sức khỏe tốt?

Lịch mọc răng của trẻ như thế nào?

Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ bắt đầu chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa gồm 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới trong đó giai đoạn bé mọc răng hàm thường có những dấu hiệu rõ nét. Trình tự mọc răng của bé như sau:

– 4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới: 5-8 tháng.

– 4 răng cửa bên (2): 7-10 tháng.

– 4 răng hàm đầu tiên (4): 12-16 tháng.

– 4 răng nanh (3): 14-20 tháng.

– 4 răng hàm thứ 2 (5): 20-32 tháng.

Lịch bé mọc răng hàm

Tuy nhiên, thời gian mọc răng của các bé cũng có sự khác nhau do yếu tố thể chất quyết định, một số bé 4, 5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé được khoảng 1 tuổi mời bắt đầu xuất hiện chiếc răng đầu tiên.

Những dấu hiệu cho thấy bé mọc răng hàm?

Khi bé mọc răng hàm, cơ thể của trẻ có những thay đổi, đặc biệt là đối với mọc răng hàm thì hiện tượng sốt các bé hầu như đều trải qua. Tình trạng sốt nhẹ này có thể kéo dài trong vòng vài ngày và thuyên giảm dần cùng với một số dấu hiệu sau đây:

– Lợi có dấu hiệu sưng đỏ

– Chảy nước dãi: Mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

– Xuất hiện ho: Việc có quá nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc.

– Thích nhai cắn: Khi răng nhú mọc xuyên qua nướu sẽ gây nên cho trẻ cảm giác ngứa nướu. Do đó, trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng có trong tay.

– Biếng ăn: Khi đau nhức phần nướu thì những kích thích ăn nhai chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ, làm tăng cảm giác nhai, do đó trẻ sẽ có dấu hiệu biếng ăn.

– Khi bé mọc răng hàm quấy khóc, mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ và bứt rứt khó chịu trong người.

Khoảng 2-3 ngày sau đó, khi những chiếc răng mới nhú lên, cũng là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, trẻ bị sốt bởi những nguyên khác nhưng mẹ lại nhầm lẫn sang sốt do mọc răng và không có sự can thiệp kịp thời, dẫn đến nguy hiểm cho các bé. Các bạn nên làm gì khi trẻ sốt mọc răng? Bạn cần phân biệt bé sốt là do mắc bệnh truyền nhiễm: bé sốt liên tục, ít hoặc hầu như không kèm theo các dấu hiệu mọc răng, cơ thể có thể bị co giật.

Bé mọc răng hàm sốt cao chỉ định hỗ trợ điều trị ra sao?

Khi bé mọc răng hàm có dấu hiệu sốt nóng cao thì cha mẹ nên lưu ý lau mát hạ sốt toàn thân cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng.

Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

Dùng ngón tay của mẹ xoa dịu cơn đau của con: Khi con quấy sốt mọc răng, các mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát- xa lợi cho con.

Ngoài ra, bạn cũng có thể massage ngón chân của bé. Theo các bác sĩ, massage ở ngón chân kích thích tuyến năng lượng trực tiếp kết nối giữa miệng và răng, giống như liều thuốc giảm đau răng lợi cho bé.

Bên cạnh đó, bạn vẫn cần quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sau khi cho bé ăn hoặc bú sữa thì tốt nên dùng khăn ướt hoặc gạc mềm quấn quanh ngón tay và lau phần lợi để làm sạch các mảng bám trên răng cho bé.

Nên tránh các loại đồ chơi hay dụng cụ vuông thành sắc cạnh có thể ảnh hưởng đến nướu của bé khi có cảm giác ngứa ở lợi.

Dinh dưỡng cho trẻ trong thời gian mọc răng?

Khi bé sốt mọc răng hàm bạn nên tăng cường các bữa bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, bạn cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.

Nên cho bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

Có thể cho bé ăn các loại thực phẩm xay nhuyễn ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

Nên chia nhỏ, tăng số bữa ăn hằng ngày cho trẻ nhưng không nên ép trẻ ăn quá nhiều nếu bé không muốn.

Đặc biệt, giai đoạn này mẹ cần bổ sung nhiều hàm lượng canxi trong thực đơn của trẻ như cá, tôm và tăng cường các loại vitamin từ rau củ và nước ép các loại trái cây đã xay nhuyễn như bơ, cam, cà rốt…

Nếu bé sốt cao trên 38 độ thì tốt hơn hết bạn nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để tránh những biến chứng có thể xảy ra bởi khi trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật, thiếu oxy ở não rất nguy hiểm.

Mọi băn khoăn của bạn liên quan đến tình trạng bé mọc răng hàm, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.6900 để được các chuyên gia răng miệng tư vấn một cách chi tiết. Thân chào bạn!

Nguồn: http://nhakhoaparis.vn/

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x