hotline

5 lý do giải thích tại sao răng bị ê buốt

Những cơn đau nhức răng ê buốt kéo dài gây xáo trộn đến sinh hoạt và làm việc  Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị ê buốt, nhạy cảm. Việc xác định tại sao răng bị ê buốt sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp và kịp thời nhất.

Thân răng được cấu tạo bởi 3 lớp, lớp men răng bảo vệ bên ngoài, lớp ngà bên trong và tủy nằm sâu trong cùng. Răng bị ê buốt thường xảy ra khi các lớp dưới men răng là ngà răng bị lộ ra ngoài khi nướu răng bị tụt không còn bảo vệ được chân răng và men răng bị mòn đi. Phần tủy răng không được bao phủ bởi lớp men cứng lúc này chứa hàng ngàn ống nhỏ dẫn đến trung tâm thần kinh của răng gọi là ống ngà bị lộ ra ngoài, dễ dàng bị các tác nhân kích thích.

5-ly-do-tai-sao-rang-bi-e-buot-1

Hoa quả nhiều axit sẽ khiến răng bị ê buốt

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lộ ngà khiến răng bị ê buốt kéo dài trong đó phổ biến nhất là các bệnh răng miệng và răng bị chấn thương.

1. Sử dụng nhiều thực phẩm có tính axit

Sử dụng quá nhiều các thực phấm có tính axit cao như soda, cam chanh…có thể gây xói mòn men răng. Khi ngà răng bị lộ, sử dụng thức ăn đồ uống nóng, lạnh hoặc thực phẩm chứa nhiều axit có thể làm chất dịch trong ống ngà dịch chuyển, kích thích các đầu tận thần kinh và tạo nên các cơn ê buốt khó chịu.

2. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Chải răng không đúng cách theo chiều ngang với lực mạnh của bàn chải cứng dần dần lâu ngày sẽ khiến cho lớp men răng bên ngoài bị mòn đi. Không những vậy, phần nướu khi bị tác động mạnh cũng sẽ dần bị tụt gây nên chứng răng nhạy cảm.

5-ly-do-tai-sao-rang-bi-e-buot-2

Bệnh răng miệng cũng là nguyên nhân cơ bản khiến răng bị ê buốt

3. Các bệnh về răng miệng

Các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu là những nguyên nhân cơ bản khiến răng trở nên ê buốt kéo dài nếu không được điều trị đúng cách. Mô nướu bị viêm, sưng đỏ và có thể đau hay chảy máu, gây ra tổn thương cho dây chằng hỗ trợ răng trong đó có một số ở bề mặt gốc tiếp xúc trực tiếp với kích thích.

4. Răng bị chấn thương

Răng bị chấn thương có thể tác động lên tủy, các dây thần kinh cảm giác tạo nên chứng ê buốt. Ngoài ra, khi răng bị vỡ, mẻ mà không được điều trị có thể khiến các vi khuẩn dễ dàng tấn công vào răng và gây bênh. Vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào bên trong và gây viêm tủy, dẫn đến các triệu chứng nhạy cảm của răng. Bên cạnh đó, thói quen nghiến răng có thể làm mòn men và lộ ngà răng bên dưới dẫn đến răng bị ê buốt.

5-ly-do-tai-sao-rang-bi-e-buot-3

Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ

5. Do các thủ thuật nha khoa

Các phương pháp tẩy trắng răng, mài răng bọc sứ hoặc trám răng thưa nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật cũng có thể gây nên tình trạng mòn men răng hoặc lộ ngà, dẫn tới răng bị nhạy cảm, ê buốt. Đặc biệt là đối với những trường hợp răng vốn bị nhạy cảm, nền răng bị yếu thì những tác động nhỏ đến răng cũng có thể khiến răng bị ê buốt kéo dài.

Răng bị nhạy cảm, ê buốt có thể được hạn chế bằng cách vệ sinh răng miệng khoa học. Lựa chọn bàn chải đánh răng loại mềm với kem đánh răng chống ê buốt, khi chải nên chải theo chiều xoay tròn để tránh tác động đến men răng.

Trong một số trường hợp cần điều trị bệnh lý hoặc tiến hành trám răng để khắc phục tình trạng răng nhạy cảm. Tuy nhiên, muốn điều trị tận gốc vấn đề, bạn cần thăm khám để xác định rõ nguyên nhân gây ê buốt răng và từ đó có phương pháp khắc phục cụ thể.

Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến chứng ê buốt răng, xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris theo số điện thoại 0943 776699 để được tư vấn hỗ trợ.

Bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai hàng ngày mà còn là yếu tố dẫn đến tiêu xương hàm rất nguy hiểm. Trong tất cả các trường hợp mất răng do bệnh lý răng miệng, cấy ghép răng implant là giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay,trồng răng, cấy ghép răng implant 4S là giải pháp khắc phục răng mất tối ưu và được rất nhiều người lựa chọn. 

Bình luận mặc định

x